Xem thêm các bài giải sách bài tập Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
"Trung Hý sản xuất diễn viên, Bắc Ảnh sản xuất minh tinh"
Đặt hai trường lên bàn cân so sánh, có một câu nói được lan truyền qua nhiều thế hệ: "Trung Hý sản xuất diễn viên, Bắc Ảnh sản xuất minh tinh".
Nghệ sĩ xuất thân từ Trung Hý, trong đó có Chương Tử Di nhiều lần để lại dấu ấn ở các giải thưởng quốc tế.
Khi so sánh về thành tích giải thưởng diễn xuất trong và ngoài nước, Trung Hý chiếm ưu thế vượt trội. Không chỉ tỏa sáng tại nước nhà, những tên tuổi "đỉnh cao" của Trung Hý từng nhiều lần làm rạng danh Trung Quốc trong các liên hoan phim quốc tế. Củng Lợi và Hạ Vũ lần lượt giành Cúp Volpi của LHP Venice năm 1992 và 1994.
Năm 2001, Chương Tử Di cùng Ngọa hổ tàng long nhận được đề cử của giải Oscar. Tới năm 2003, bộ phim Tử hồ điệp của cô tiếp tục nằm trong danh sách đề cử LHP Cannes.
Những năm sau đó, cô liên tiếp được đề cử giải nữ diễn viên xuất sắc tại Quả cầu vàng, BAFTA (Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh quốc) và SAG (Giải thưởng của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh).
Trở lại với Bắc Ảnh, thành tích về diễn xuất của những nghệ sĩ Bắc Ảnh kém cạnh những đồng nghiệp xuất thân từ Trung Hý. Ở thị trường quốc tế, họ chưa để lại dấu ấn nào.
Ở thị trường quốc tế, nghệ sĩ Bắc Ảnh chưa để lại dấu ấn nào.
Trong nước, số lần những nghệ sĩ Bắc Ảnh được xướng tên ở "Tam Kim Trung Quốc" (Kim Mã, Kim Tượng, Kim Kê) chỉ bằng một nửa so với Trung Hý. Dư Nam, Phú Đại Long, Hoàng Bột, Huỳnh Hiểu Minh, Triệu Vy là những diễn viên xuất thân Bắc Ảnh cầm được tượng vàng Ảnh đế, Ảnh hậu.
Thua thiệt về thành tích, những nghệ sĩ xuất thân từ Bắc Ảnh lại trội hơn về độ nhận diện và sức nóng truyền thông. Theo số liệu thống kê của China Daily, trong "Bảng xếp hạng minh tinh quyền lực mới 2015" do Fortune công bố, 24 nghệ sĩ Bắc Ảnh lọt vào danh sách, chiếm 5 vị trí trong top 10. Thu nhập bình quân đầu người là 257 triệu NDT.
Trong khi đó, Trung Hý có 12 cái tên lọt vào danh sách, không có nghệ sĩ nằm trong top 10. Thu nhập bình quân đầu người là 90 triệu NDT.
Không chỉ vậy, sau năm 2015, làng giải trí Hoa ngữ bước vào "thời đại fandom". Những thế hệ tiểu Hoa đán xuất thân từ Bắc Ảnh như Dương Mịch, Lưu Diệc Phi, Trịnh Sảng sở hữu lượng người hâm mộ đông đảo.
Dương Mịch đang là một trong những sao nữ sở hữu lượng fan đông đảo nhất hiện nay.
Ở "thời đại fandom", nhiều cái tên nổi bật xuất thân từ Trung Hý hầu như chỉ quen thuộc với những khán giả đam mê môn nghệ thuật thứ bảy. Họ ít tham gia những hoạt động mang tính thương mại, quảng bá hình ảnh. Bởi vậy, độ phổ biến của nghệ sĩ Trung Hý kém cạnh so với Bắc Ảnh.
Theo báo cáo của Ifeng, trên Bilibili - nền tảng chia sẻ video với hơn 150 triệu người dùng của Trung Quốc, những nội dung liên quan đến từ khóa "Trung Hý" chủ yếu xoay quanh diễn xuất của các nghệ sĩ tên tuổi. Trong khi đó, những nội dung liên quan đến từ khóa "Bắc Ảnh" chia ra làm 3 chủ đề chính: sinh viên "có nhan sắc" Bắc Ảnh, tin đồn về minh tinh Bắc Ảnh, tác phẩm của đạo diễn Bắc Ảnh.
Những khác biệt về thành tích giải thưởng, độ nhận diện và sức nóng truyền thông cùng phương diện quan tâm của công chúng xoay quanh hai "lò đào tạo" chứng minh câu nói "Trung Hý sản xuất diễn viên, Bắc Ảnh sản xuất minh tinh" là có cơ sở.
"Nguyên nhân hình thành hai trường phái không giống nhau của Trung Hý và Bắc Ảnh liên quan trực tiếp đến sự khác biệt trong công tác tuyển sinh và phương pháp giảng dạy", Sina cho biết.
Trong công tác tuyển sinh, Bắc Ảnh chú trọng vào cảm giác trước ống kính máy quay. Hay nói cách khác, họ ưu tiên về ngoại hình. Đó là lý do Lưu Diệc Phi năm 15 tuổi được phá lệ tuyển chọn vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh sau khi trở về từ Mỹ.
Nét đẹp của Quan Hiểu Đồng được đánh giá cao trong dàn diễn viên trẻ hiện nay.
Trung Hý chú trọng sự trau dồi về diễn xuất và cách nắm bắt tâm lý nhân vật của thí sinh. Ghi danh vào Trung Hý, các thí sinh phải tham gia hai bài thi văn hóa và nghệ thuật. Đó là lý do trong lịch sử tuyển sinh của Trung Hý, chưa có thí sinh nào được đặc cách.
Theo On, việc xét tuyển ở cả hai trường đào tạo nghệ thuật hàng đầu Trung Quốc đều rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá của họ hoàn toàn khác nhau.
"Trong kỳ thi nghệ thuật ở Bắc Ảnh, giám khảo sẽ chú ý nửa trên của thí sinh. Có nghĩa là, họ muốn thông qua ống kính để đánh giá tố chất của một ngôi sao. Thứ Bắc Ảnh tìm kiếm là 'cảm giác máy quay', họ chú trọng thần thái, vẻ đẹp của thí sinh sau camera. Trong khi đó, sở hữu ngoại hình xuất chúng ở Trung Hý không hẳn là lợi thế. Họ đánh giá cao tích lũy trên phương diện văn hóa nghệ thuật, họ tìm kiếm 'cảm giác sân khấu' và tố chất chuyên nghiệp của thí sinh", On nhận định.
Mặt khác, phương pháp giảng dạy của hai ngôi trường không giống nhau. Trung Hý hướng đến ngành công nghiệp truyền hình trong nước, bởi vậy, họ chú trọng kỹ năng cơ bản của diễn viên. Trung Hý đặt 4 tiêu chí giọng nói, lời thoại, hình thể, biểu diễn lên hàng đầu, đặc biệt chú trọng về mảng lời thoại. "Đó là lý do những cái tên như Chương Tử Di, Củng Lợi chưa từng bị chê về kỹ năng diễn thoại", Tân Hoa Xã bình luận.
Triệu Kim Mạch, mỹ nhân 17 tuổi xuất thân từ Trung Hý tỏa sáng ở bom tấn 650 triệu USD Lưu lạc địa cầu.
Hơn nữa, phương pháp giảng dạy của trường rất hệ thống và nghiêm ngặt. Trong năm đầu nhập học, nếu không biểu hiện tốt, kết quả cuối kỳ không đạt sẽ bị đào thải.
Nếu nhìn vào diễn xuất của những cái tên như Huỳnh Hiểu Minh hay Dương Mịch, dễ dàng thấy Bắc Ảnh chú trọng đào tạo kỹ xảo cho diễn viên. Đặc điểm của phương pháp này là cách diễn của diễn viên thường mang nặng tính khuôn mẫu. Nếu không đủ năng lực phát triển tiềm năng của bản thân, diễn viên sẽ rơi vào trạng thái "bình hoa di động", mọi cảm xúc buồn, vui, giận giữ chỉ bộc lộ qua một biểu cảm cố định. Theo Tân Hoa Xã, đó là lý do tiểu hoa đán như Dương Mịch phải mất 12 năm mới được công nhận về diễn xuất.
Không giống Trung Hý, Bắc Ảnh chủ yếu tấn công vào mảng điện ảnh. Hơn nữa, hệ thống giảng dạy của Bắc Ảnh mang tính thương mại nhiều hơn. Học sinh năm ba, năm bốn hầu hết đều bắt đầu ký hợp đồng với công ty quản lý, tham gia đóng phim.
New York Times nhận xét nếu ở phương diện khoa học, xã hội, Trung Quốc có cuộc chiến không hồi kết giữa Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh thì ở phương diện nghệ thuật, Học viện Hý kịch Trung Ương và Học viện Điện ảnh Bắc Kinh luôn ở thế đối đầu.
Nhiều năm qua, vị thế của hai trường đều khó lung lay khi nhắc đến những lò đào tạo nghệ thuật hàng đầu của Trung Quốc. Theo thống kê của China Daily, hơn một nửa nghệ sĩ trong làng giải trí Hoa ngữ đều xuất thân từ hai ngôi trường này.
Châu Tấn, hoa đán được mệnh danh là "thiên tài diễn xuất" trên màn ảnh xứ Trung từng nói: "Thật ra, diễn viên và minh tinh không phải hai thân phận đối lập. Cùng là người của công chúng, cùng là người có đóng góp cho nền nghệ thuật. Khi làm tốt thân phận diễn viên, sẽ có được hào quang của minh tinh. Còn khi có được hào quang của minh tinh, đừng quên nghĩa vụ của một diễn viên. Thế là được".
Nằm ở vịnh Bengal, Andaman và Nicobar là nhóm quần đảo tách biệt gồm 572 đảo nhiệt đới, trong đó chỉ có 38 đảo có người sống. Quần đảo nằm gần phía Đông Nam Á hơn so với Ấn Độ và được biết đến với những bãi biển tuyệt vời, sinh vật biển phát triển mạnh, các dải san hô phong phú cùng nhiều khu rừng nguyên sinh.
Ross, một trong những hòn đảo trong khu vực là nơi lưu giữ những tàn tích về một thị trấn ma kì bí trong thế kỷ 19 của người Anh và bị bỏ hoang vào những năm 1940. Trên đảo, các khu vực biệt thự, nhà thờ lớn, phòng khiêu vũ, thậm chí là nghĩa trang dần được cây cối bao phủ.
Năm 1857, sau khi đàn áp một cuộc nổi dậy bất ngờ nổ ra ở Ấn Độ và người Anh đã chọn những hòn đảo xa xôi ngoài khơi Ấn Độ Dương là nơi giam giữ người nổi loạn, trong đó đảo Ross, với diện tích chưa đến 0,3 km vuông, là địa điểm đầu tiên được chọn. Trước đó, nơi này vẫn là một khu vực rừng núi cổ xưa, không người ở. Nhiệm vụ chết người của những kẻ bị phạt là phát quang cánh rừng rậm rạp trong khi các quân lính Anh lưu lại trên tàu.
Khi cuộc đàn áp mở rộng và số lượng tù nhân tăng lên, họ được chuyển đến các nhà tù và doanh trại ở các hòn đảo lân cận. Đảo Ross trở thành trụ sở hành chính cũng như nơi ở dành cho các sĩ quan cao cấp và gia đình của họ. Các biệt thự rộng lớn, sân tennis, nhà thờ Presbyterian, nhà máy lọc nước, trại lính và một bệnh xá dần được xây dựng trên đảo.
Ngoài ra, trên đảo Ross còn xây dựng trạm điện với một máy phát điện bằng dầu diesel, khiến nơi đây trở thành một thiên đường nhộn nhịp và rực rỡ, khác biệt với khu vực xung quanh. Cho đến năm 1942, các tù nhân được giải phóng, quân đội Anh rời khỏi hòn đảo. Ngay sau đó, Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, Ross bị bỏ hoang cho đến khi Hải quân Ấn Độ tiếp quản vào năm 1979.
Ngày nay, Ross là hòn đảo không người ở và là nơi sinh sống của hươu, nai, thỏ rừng, công. Vào đầu những năm 1900, các sĩ quan Anh đã đưa nhiều loài hươu khác nhau đến quần đảo Andaman để săn bắn và phục vụ các trò chơi. Tuy nhiên, nơi đây không có loài ăn thịt tự nhiên nào sinh sống và lượng hươu, nai trên đảo phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các mái vòm đồ sộ, gạch Italy, cửa sổ kính màu trên đảo đã biến mất từ lâu. Những bộ khung không mái của biệt thự, câu lạc bộ, nhà thờ, cùng với các bức tường vô danh khác đang dần biến dạng, sụp đổ và bị rễ cây xâm chiếm, bao phủ, mang không khí ma mị, hoang vu bao trùm lên toàn bộ hòn đảo.
Trên đảo Ross, giữa những tàn tích của các công trình đồ sộ chỉ còn lại âm thanh của các loài động vật. Sau gần 80 năm kể từ khi hòn đảo bị bỏ hoang, Ross giờ đây thuộc quyền kiểm soát của Hải quân Ấn Độ và mở cửa cho du khách ghé thăm trong ngày.
Theo BBC | Ảnh: Neelinma Vallangi