Ngày 30/6/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 8% năm 2024 từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích một số nội dung đáng chú ý về chính sách giảm thuế VAT này.

Hướng dẫn ghi hóa đơn giảm 2% thuế GTGT

Khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, cần lưu ý trình tự thủ tục như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm.

Mục đích của việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 8% năm 2024

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2013, năm 2016. Mức thuế suất theo Điều 8 của Luật này tùy từng hàng hóa dịch vụ mà mức thuế suất bao gồm 0%, 5%, 10%.

Sau khi chịu tác động từ dịch Covid-19, tại Kỳ họp thứ 5 năm 2023, Quốc hội đã thông qua chính sách giảm 2% thuế GTGT cho một số mặt hàng đang áp thuế suất 10% để làm đòn bẩy, phục hồi nền kinh tế. Việc giảm thuế GTGT đã mang lại nhiều lợi ích nhưng kinh tế phục hồi chưa vững chắc. Do đó, Chính phủ đề nghị tiếp tục giảm thuế GTGT trong năm 2024.

Trong bối cảnh hiện nay, sức cầu trong nước đang rất thấp, việc giảm thuế GTGT làm giảm hàng hóa dịch vụ xuống, đặc biệt là hàng hóa dịch vụ thiết yếu góp phần tăng tổng cầu, kích thích tiêu dùng, làm tăng doanh số bán ra, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế. Chính sách này giúp khống chế được lạm phát, giữ được lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.

Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng Nghị quyết 142/2024/QH15 của Quốc hội và Nghị định 72/2024/NĐ-CP của Chính phủ về giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước, cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.

Các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 72/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP, đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng trên, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, nhóm dịch vụ, hàng hóa đang áp dụng mức thuế suất VAT 10% được giảm 2% xuống còn 8%. Lộ trình áp dụng giam 2% thuế VAT là từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Đồng thời, cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

Tác động của việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT)

Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 43, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách miễn giảm thuế, báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội cho thấy, chính sách giảm 2% thuế suất thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đã được quy định cụ thể) đạt được kết quả tích cực.

Số thuế VAT dự kiến giảm khi xây dựng chương trình là 49.400 tỉ đồng. Số thực hiện đạt 44.458 tỉ đồng, trong đó làm giảm thu ngân sách Nhà nước năm 2022 là 41.498 tỉ đồng, làm giảm thu ngân sách Nhà nước tháng 1.2023 là 2.960 tỉ đồng, bằng 90% số dự kiến.

Giảm 2% thuế VAT, người dân sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trong chi tiêu, sinh hoạt, mang lại tác động về tâm lý, giúp kích cầu, tăng tiêu dùng. Việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế VAT cho 6 tháng cuối năm 2024 dự kiến sẽ làm giảm thu khoảng 24.000 tỉ đồng (khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng).

Trên đây là phân tích của Luật Việt An về Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 8% năm 2024. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

1. Các dịch vụ GrabBike tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội

Giá cước tối thiểu 2km đầu tiên

Giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2km đầu tiên)

2. Các dịch vụ GrabBike tại các tỉnh/ thành phố khác

Giá cước tối thiểu 2km đầu tiên

Giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2km đầu tiên)

Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Phú Quốc

Bắc Ninh, Bình Định, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Phòng, Khánh Hòa, Long An, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Rạch Giá, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

Lưu ý: Giá cước của GrabBike Tiết Kiệm tại các khu vực TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Cần Thơ sẽ luôn thấp hơn giá của GrabBike và được áp dụng linh động theo tình hình cung cầu tại từng khu vực và tại thời điểm sử dụng dịch vụ.

3. Dịch vụ Thuê GrabBike theo giờ

Quãng đường di chuyển tối đa (km)

Đắk Lắk, Gia Lai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu

Hành khách khi sử dụng dịch vụ Thuê GrabBike theo giờ, trong trường hợp phát sinh thêm thời gian hoặc quãng đường di chuyển, giá cước áp dụng sẽ được tính thêm gói phát sinh mua thêm, bao gồm 1 trong 2 gói (*) mua thêm sau đây:

Gói thời gian mua thêm (mỗi gói 10 phút)

(*) Hành khách chỉ phải trả 1 trong 2 gói phát sinh nêu trên, tùy điều kiện nào đến trước.

U&I Logistics - Ngày 11/1 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu mức thuế VAT 10%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Dịch bệnh đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt, giá cước vận tải biển tăng cao kéo theo áp lực về dòng tiền của doanh nghiệp logistics lớn hơn rất nhiều. Để hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách giảm thuế VAT đóng vai trò then chốt giúp tiết kiệm chi phí cho dịch vụ logistics nói riêng và hàng hóa, dịch vụ nói chung.

Cụ thể về chính sách miễn, giảm thuế VAT: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản,…

Ngoài ra, các chính sách về đầu tư phát triển, về an sinh xã hội, lao động, việc làm và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cũng được đồng thời triển khai.

Sau tin vui về chính sách thuế, nhiều chính sách được đề xuất để thúc đẩy ngành dịch vụ mũi nhọn trong năm 2022. Tiêu biểu là đề nghị của ban lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) về việc không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí dịch vụ logistics nói chung, như chi phí vận tải, giá nhiên liệu, giá BOT, phí và các lệ phí có liên quan khác, giảm mức thu phí hạ tầng cảng biển của các tỉnh thành trên cả nước.

Hơn nữa, các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ có quyết sách phát triển ngành vận tải biển mang thương hiệu Việt Nam. Điển hình như phát triển đội tàu container cỡ lớn kinh doanh tuyến xa nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp logistics trong nước.

Khởi đầu năm 2022 bằng những tín hiệu tốt, ngành logistics hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều cơ hội đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến các doanh nghiệp này tìm cách tiết kiệm chi phí khi tìm kiếm địa điểm đầu tư mới. Có thể nói, để thu hút và giữ chân doanh nghiệp FDI thì dịch vụ logistics được xem là một trong những yếu tố tiên quyết. Vì thế, chi phí hàng hóa, dịch vụ giảm thiểu từ chính sách thuế VAT chính là thời cơ tốt dành cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam.