Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ca sĩ Trường Vũ sinh năm bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi?
Ca sĩ Trường Vũ sinh ngày 25/2/1963, tuổi Quý Mão.
Nam ca sĩ có quê gốc ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay anh đang sinh sống ở thành phố Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ. Tuy nhiên gốc gác của gia đình anh ở Trung Quốc.
Nam ca sĩ là con thứ 5 trong một gia đình có 6 anh chị em.
Vợ ca sĩ Trường Vũ tên là Anh Thư, cặp đôi kết hôn năm 2005, đến thời điểm hiện tại vợ chồng nam ca sĩ có 1 cậu con trai và 1 cô con gái và đều định cư tại Mỹ.
Được biết Anh Thư là người hỗ trợ và giúp nam ca sĩ nhiều tỏng việc phát âm tiếng Việt sau quãng thời gian dài định cư ở nước ngoài. Trong một lần chia sẻ với báo chí nam ca sĩ sinh năm 1963 cho hay: Bà xã Anh Thư đã hy sinh rất nhiều, là chỗ dựa vững chắc để anh có thể theo đuổi được niềm đam mê cũng như đạt được những thành tựu trong sự nghiệp ca hát.
Nghề nghiệp của vợ không được nam ca sĩ chia sẻ, nhưng có nhiều thông tin thì vợ anh là một Y tá, ngoài ra vợ anh cũng là một người vợ nội trợ và nuôi dạy con giỏi, chính vì thế mà giọng ca “Rừng lá thấp” yên tâm lo cho sự nghiệp ca hát bên ngoài.
Facebook của “Ông hoàng nhạc nghèo”: https://www.facebook.com/profile.php?id=100051416712087 TRang cá nhân của nam ca sĩ hiện nay đang có 7 nghìn lượt theo dõi, anh thường xuyên chia sẻ hình ảnh cuộc sống đời thường và bình dị của anh và gia đình.
Kênh Youtube Singer Trường Vũ: https://www.youtube.com/channel/UCkHWEXzalDxTcjvzfXdYVTA
Sự nghiệp âm nhạc của Trường Vũ
Ca sĩ Trường Vũ vượt biên sang Malaysia năm 1983, tại đây anh được sắp xếp ở trong một trại tị nạn. Sau đó hơn một năm anh trốn sang Mỹ và sinh sống tại thành phố Los Angeles, bang California. Trong thời gian ở đây anh thường nghe nhạc của ca sĩ Chế Linh, Duy Khánh… Nhưng giọng ca mang âm hưởng quê hương, đám áp nhưng đượm buồn.
Vì đam mê ca hát mà nam ca sĩ đã bỏ dỡ con đường học vấn khi đang học bậc THPT để theo đuổi con đường ca hát.
Trong một dịp tình cờ ca sĩ Chung Tử Lưu đã nghe được anh hát và mời anh về cộng tác ở trung tâm Phượng Hoàng và Ca Dao. Trong quãng thời gian đầu nam ca sĩ gặp khó khăn trong việc thu âm vì vốn Tiếng Việt của anh khá ít, ở California anh thường xuyên nói tiếng Hoa là chủ yếu. Thời gian này anh được bạn gái Anh Thư chỉ bảo tận tình, dạy anh cách phát âm Tiếng Việt và được cô ủng hộ động viên theo đuổi sự nghiệp ca hát.
Thời điểm mới vào nghề ca hát chuyên nghiệp Trường Vũ theo học ca sĩ, nhạc sĩ Duy Khánh, ông đã dạy anh rất nhiều về âm nhạc. Bên cạnh đó nam ca sĩ sinh năm 1963 được ca sĩ Chế Linh nhận làm học trờ và đào tạo anh cách luyến âm. Nhờ thế mà dòng nhạc của anh bị ảnh hưởng nhiều từ ca sĩ, nhạc sĩ Duy Khánh và ca sĩ Chế Linh. Nhờ thế mà sau này nam ca sĩ được xem là thế hệ thay thế giọng ca Chế Linh.
Từ khi trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nơi hải ngoại anh đã hợp tác với nhiều trung tâm âm nhạc lớn như trung tâm Phượng Hoàng, Ca Dao, trung tâm Thúy Nga, trung tâm Asia… Nhờ đó sự nghiệp nam ca sĩ bùng nổ và thành công với nhiều bài hát nổi tiếng.
Trường Vũ nổi tiếng bởi những tiết mục song ca với ca sĩ Tâm Đoan, Ca sĩ Như Quỳnh qua các bài hát “Phố đêm”, Nhớ người yêu”…, Ca sĩ Phi Nhung qua các bài hát “Đồi thông hai mộ”, “Mưa rừng”, “Thương mối tình đầu”, “Lời Người Lính Trẻ Xa Xôi”, “Gái Nhà Nghèo”…
Là một ca sĩ hải ngoại, nam ca sĩ thường hoạt động ở thành phố Los Angeles, bang California. Năm 2006, Trường Vũ được cấp phép trở về Việt Nam để biểu diễn, tuy nhiên đến năm 2010 nam ca sĩ mới chính thức đặt chân về Việt Nam để tham gia một số chương trình biểu diễn từ thiện. Nam ca sĩ ít khi về Việt Nam trừ khi có những show biểu diễn lớn.
Năm 2016, nam ca sĩ có tham gia làm giám khảo trong chương trình Tình bolero 2016.
Là một ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, nam ca sĩ có những bài hát, album chiếm trọng tình cảm của khán giả đáng kể đến như:
Scandal Trường Vũ hẹn hò với ca sĩ Tố My
Giai đoạn năm 2016, ca sĩ Trường Vũ từng vướng vào tin đồn hẹn hò với ca sĩ kém anh 30 tuổi – Ca sĩ Tố My, người từng đoạt danh hiệu Á quân Solo cùng bolero 2015. Trên trang cá nhân của Tố My cô thường xuyên chia sẻ những bức ảnh tràn đầy tình cảm của với người đàn anh trong dòng nhạc bolero. Thông tin anh và Tố My hẹn hò đã khiến nam ca sĩ gặp không ít rắc rồi vì anh đã có vợ con ở Mỹ.
Sau khi vướng nghi vấn hẹn hò, Tố My đã lên tiếng phủ nhận điều này và thẳng thắn chia sẻ giữ cô và nam ca sĩ chỉ có mối quan hệ đồng nghiệp, gặp gỡ cộng tác chứ không có chuyện hẹn hò. Nữ ca sĩ chia sẻ: “Anh Vũ hơn tôi 30 tuổi. Anh em đi hát cùng nhau rất vui vẻ và tôi coi anh ấy như một người anh chỉ bảo cho mình rất nhiều trong nghề. Cả hai không hề có tình ý gì với nhau như nhiều người đồn thổi”.
Phía Trường Vũ cũng thẳng thắn phủ nhận điều này, anh cũng nói thêm: Tố My là một giọng ca trẻ có tài năng, anh chỉ hỗ trợ chứ anh đã có gia đình yên ấm nên không có chuyện hẹn hò!
Thời gian khi mới bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp tại Mỹ, Nam ca sĩ được mệnh danh “Ông hoàng nhạc nghèo” nhận được sự dạy dỗ, kèm cặp của giọng ca hải ngoại Chế Linh. Anh đã dạy Vũ về phát âm, luyến láy trong âm nhạc. Về sau khán giả xem Vũ như là bản sao của ca sĩ Chế Linh.
Trường Vũ là một ca sĩ hải ngoại thành công với những bản tình ca, nhạc nghèo, những liên khúc người lính cùng với chất giọng trầm ấm, tràn đầy tình cảm. Ngoài ra nam ca sĩ còn được mệnh danh là “Ông hoàng nhạc nghèo”. Là người sống khép kín, ít chia sẻ với truyền thông, chúc cho nam ca sĩ luôn thành công và hạnh phúc bên gia đình của mình.
Với những thông tin tiểu sử ca sĩ Trường Vũ được Người Nổi Tiếng cập nhật, hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc. Hãy theo dõi Người Nổi Tiếng để cập nhật tiểu sử người nổi tiếng Việt Nam và thế giới nhé!
Cùng với quê hương Quảng Bình, mảnh đất và con người xứ Huế là mối tình duyên nợ, nguồn cảm hứng dạt dào và sâu lắng trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông. Câu chuyện được bắt đầu từ việc thân sinh của nhạc sĩ họ Hoàng (một người giỏi chơi đàn bầu, đàn nhị) đã lấy tên “một dòng sông nên thơ nổi tiếng” đặt tên cho con trai mình, để từ đó dòng sông Hương chảy suốt cuộc đời ông.
Tuyển tập ca khúc Hoàng Sông Hương vừa mới ra mắt, gồm 90 ca khúc (chọn lọc từ hơn 150 ca khúc), có 20 ca khúc về Huế (ca khúc Tiếng dạ tiếng thương cùng với ca khúc Tình ta biển bạc đồng xanh và Phố biển tình anh hợp thành cụm ca khúc “để ông nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017”)… đã minh chứng đậm nét và sinh động tình yêu của nhạc sĩ dành cho Huế. Những nhà nghiên cứu chuyên sâu, và giới chuyên môn về âm nhạc đã nhận xét “Nhạc Hoàng Sông Hương giàu âm hưởng dân ca miền Trung, dân ca Bình Trị Thiên. Nhiều ca khúc của ông thấm đẫm chất tình ca, thiết tha tình quê hương, đất nước” và “Ca từ trong ca khúc của ông có sự chọn lọc, giàu chất thơ”. Điều ấy đã thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong sáng tác ca khúc của ông nói chung, và những ca khúc về Huế nói riêng.
Đằng sau những ca khúc về Huế, ẩn chứa mỗi câu chuyện ít người biết đến. Ca khúc đầu tiên ông viết về Huế là Sóng Sông Hương (năm 1968), khi ông đang học ở Nhạc viện Hà Nội. Thời điểm đó, miền Bắc đang gồng mình đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của không quân Mỹ, với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” để chi viện cho miền Nam ruột thịt. Từ nơi sơ tán, nghe tin Huế và cả miền Nam đồng loạt nổi dậy, tấn công như bão táp vào bốt đồn quân xâm lược và tay sai, làm rung chuyển cả thành thị, nông thôn... Tuy chưa một lần đến Huế, chỉ nghe qua lời kể của cha, và những người bạn quê Huế cùng học… đã truyền cảm hứng “khó tả” để ông cho ra đời ca khúc Sóng Sông Hương với những ca từ “Dậy sóng sông Hương dâng lên rồi…/ Dìm những đau thương bao chồng chất núi Ngự Bình/ Sen Tịnh Tâm thắm tươi màu rực nắng/ Nhịp cầu Tràng Tiền nối bến Sông Hương/ Rợp màu cờ áo trắng sông thơ”.
Tiếp đến là ca khúc Thành Huế chúng mình thương, ông viết khi Bình Trị Thiên sum họp một nhà, được sống giữa lòng thành phố Huế, ông cảm nhận chân thật hơn nét đáng yêu riêng có của thành Huế, và khúc tâm tình đã cất lên “Bước êm nhẹ trên thành phố Huế/Âm hưởng nào dịu mát lòng anh/Nón nghiêng nghiêng nụ cười gợi nắng/ Áo trắng về đâu cho anh được về cùng… Thành phố mộng mơ đẹp những vần thơ/ Câu hò Hương Giang ngọt ngào sâu thẳm”. Chưa hết, khi tiếp xúc với con người nơi đây, đặc biệt là tiếng “dạ, thưa” của người con gái Huế như hút hồn ông “Nghe tiếng dạ em ngọt ngào dịu mát trong anh/ Tiếng mời chào nghe ngọt ngào xứ Huế/… lời nói em ướt làn môi/ từ trong tiếng dạ đã vừa lòng nhau” (Tiếng dạ - Tiếng thương)…
Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương và gia đình đã sống ở Huế 16 năm (từ năm 1976 đến 1992), mảnh đất và con người xứ Huế đã gắn bó với ông như ruột thịt, không nỡ rời xa… Nhưng rồi cuộc chia tay không hẹn trước bất ngờ ập đến, khiến ông thốt lên “Ngự Bình, Ngự Bình nơi ấy tôi đã sâu nặng mối tình/ Bên gốc thông xanh nhớ lời ước hẹn/ Kỷ niệm một thời chan chứa đời tôi/ Ngự Bình ơi, sao yêu đến thế/ Răng tôi xa Huế mà chi rứa người” (ca khúc Nhớ Ngự Bình)…
Huế đã cho nhạc sĩ Hoàng Sông Hương có những ca khúc hay (tạo sự đồng cảm lâu bền với công chúng), đến lượt mình (những ca khúc của ông) đã góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Huế, lan tỏa sâu rộng hơn trong đời sống tinh thần của quê hương, đất nước. Lâu dài, thiết nghĩ Huế nên có những hình thức khen thưởng phù hợp, để tri ân và tôn vinh đóng góp của các tác giả trong nước có tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc viết về Huế. Trước mắt (nếu có thể), thành phố Huế nên phối hợp với nhạc sĩ Hoàng Sông Hương tổ chức chương trình “Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương với những ca khúc về Huế”, bởi năm nay ông đã bước sang tuổi 84.
Hy vọng, điều đó sớm trở thành hiện thực trong tương lai gần.