Mục đích của ngày môi trường là một lời nhắc nhở chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đồng thời có hành động giải quyết những vấn đề tồn đọng khiến môi trường suy thoái và ngày càng ô nhiễm. Trên thế giới, ngày môi trường mang ý nghĩa quan trọng để nâng cao nhận thức người dân.
Tận dụng nguồn năng lượng tái tạo
Ở nước ta có rất nhiều nguồn năng lượng có thể tận dụng như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… Con người có thể ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật để chuyển đổi thành điện năng. Nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải của nhiệt điện, tiết kiệm tài nguyên và chung tay bảo vệ môi trường.
Những hành động góp phần bảo vệ môi trường
Dưới sự tác động, tuyên truyền của các tổ chức con người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta cần hình dung ra một viễn cảnh nếu môi trường bị tàn phá sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống? Do đó, bảo vệ môi trường là điều cấp thiết để hướng tới cuộc sống phát triển vững bền.
Dưới đây là những việc chúng ta cần làm để bảo vệ môi trường, đa dạng hệ sinh thái:
Ưu tiên sử dụng sản phẩm tự huỷ hoặc có thể tái chế
Hiện nay, các sản phẩm tự phân huỷ hoặc có thể tái chế được nhiều người ưa dùng. Tại các siêu thị, quán ăn đã chuyển sang túi giấy, túi vải, cốc giấy, ống hút tre,… Đây là một hành động có ý nghĩa lớn lao, cao cả trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Không chỉ vậy, việc làm này còn giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023 ở Việt Nam
Để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động, như sau:
(1) Tổ chức tuyên truyền và thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện hiệu quả Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025” tại Quyết định 175/QĐ-TTg; Chỉ thị 33/CT-TTg; Đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam” tại Quyết định 1316/QĐ-TTg...
(2) Xây dựng ban hành quy định, cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp tái chế.
Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến để tái chế chất thải nhựa trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa.
Thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn.
(3) Các cơ quan truyền thông đại chúng tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền về các hoạt động, nhiệm vụ, nội dung, chủ đề về bảo vệ môi trường.
Trong đó, tập trung tuyên truyền các mô hình điển hình trong việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn.
Đa dạng các công cụ, phương thức tuyên truyền; vận dụng nền tảng công nghệ và mạng xã hội để truyền thông “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, cho hành động “Chống ô nhiễm nhựa” để tạo sự lan tỏa, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.
(4) Thực hiện nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn. Đối với các tỉnh/thành phố cần có ít nhất 01 mô hình cụ thể về “Chống ô nhiễm nhựa” hiệu quả tại địa phương.
Ra quân dọn, xử lý rác tại các điểm đen và ô nhiễm rác thải nhựa ở sông, hồ, bờ biển.
Đồng thời, phát hiện, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân và cộng đồng, doanh nghiệp có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt động bảo vệ môi trường; nhất là giải pháp, sáng kiến giảm rác thải nhựa.
(5) Căn cứ tình hình thực tế, cao điểm từ cuối tháng 5 đến kết thúc tháng 6/2023, đồng loạt tổ chức các hoạt động cộng đồng như: Mít tinh, phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải.
Phát động Chiến dịch chung tay giảm thiểu rác thải nhựa bằng các hành động thiết thực như thành lập liên minh nói không với túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần; đẩy mạnh hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Treo băng rôn, pano, áp phích (khuyến khích thiết kế từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng phù hợp để đẩy mạnh tuyên truyền chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2023 đạt tính lan tỏa cao (khẩu hiệu tuyên truyền tại Phụ lục số 01).
Xem thêm tại Công văn 3556/BTNMT-TTTT ngày 19/5/2023.
Ngày Môi trường Thế giới: Hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn !
Vì sao Ngày Môi trường Thế giới ra đời?
Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.
Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người & Môi trường tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển từ 5 - 6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5/6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới.
Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảovệ môi trường.
Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.
Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP tạo ra bầu không khí cho sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và logo sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường Thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu.
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/
Ngày môi trường thế giới là một dịp để chúng ta nhìn nhận, xem xét hành động của mình. Vậy môi trường thế giới là ngày nào? Ngày này có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để có thêm thông tin chi tiết nhé!
Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để bảo vệ môi trường
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, con người có thể ứng dụng nó, hướng tới sự phát triển bền vững. Trong thực tế cũng có rất nhiều dự án nghiên cứu cũng như đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường. Đây là việc làm quan trọng, cần thiết để Việt Nam hội nhập Quốc tế bền vững trên chặng đường dài phía trước.
Ngày môi trường thế giới là ngày nào?
Đây là ngày để mọi người khắp nơi trên trái đất hành động, chung tay bảo vệ môi trường. Ngày môi trường thế giới do tổ chức UNEP đứng ra kêu gọi và thực hiện. Ngày môi trường TG được diễn ra vào ngày 5 tháng 6 dương lịch hàng năm.
Vào ngày ngày, tổ chức Liên Hợp Quốc đã phát động nhiều giải thưởng nhằm thúc đẩy mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường. Giải thưởng sẽ được trao tặng cho những người xứng đáng, có đóng góp nhiều nhất.
Có lẽ, trách nhiệm bảo vệ môi trường không thuộc về riêng cá nhân nào cả mà cần có sự hành động đồng loạt. Ngày nay, với sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ 4.0 cùng sự gia tăng dân số. Điều này đang khiến môi trường bị tàn phá nghiêm trọng được thể hiện qua: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất,…
Do đó, ngày môi trường thế giới là một sự xuất hiện cần thiết để cải thiện chất lượng môi trường. Cũng như sửa chữa, chuộc lại những lỗi lầm mà con người đã tác động đến môi trường tự nhiên.