Vui lòng điền vào email của bạn.
(Dân trí) – Gặp gỡ lao động Việt Nam đang làm việc tại Huyndai Mipo (Hàn Quốc), Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan vui mừng khi biết người Việt chiếm hơn 50% trong số gần 2.300 lao động ngoại quốc ở đây.
Thứ trưởng cũng trực tiếp xác minh thông tin người lao động nước ngoài nói chung, trong đó có người Việt tại tập đoàn chuyên làm trong ngành đóng tàu này về việc công ty có chính sách phúc lợi tốt, đời sống người lao động được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề an toàn lao động.
Ở nhóm lao động kỹ thuật, diện visa E7 (thị thực dành cho lao động kỹ thuật, có kinh nghiệm); visa E7-3 dành riêng cho đóng tàu: Trần Văn Bính, 25 tuổi, quê Nghệ An, kể đã nhận việc tại Huyndai Mipo Hàn Quốc được hơn 1 tháng. Là lao động đã qua đào tạo ở trong nước, có kinh nghiệm làm việc trong ngành này nên sau khi sang Hàn, Bính chỉ mất 3 ngày thực tập tại xưởng rồi chính thức vào dây chuyền sản xuất.
Tương tự, Nguyễn Văn Sơn (quê Hà Tĩnh) sang Hàn làm đúng chuyên ngành đã học tại Việt Nam nên công việc rất thuận lợi, dù mới chỉ được vài ba tháng. Sơn nhận xét điều kiện ở ký túc xá công ty tốt hơn tại Việt Nam.
Lê Khánh Hiền quê Hải Phòng sang đây từ tháng 3 năm ngoái, làm công việc về điện tại một công ty của Mipo. Cậu trai trẻ cho biết sang Hàn với tay nghề đã có sẵn tại Việt Nam, lao động nào cũng có thể làm việc ngay. Với Hiền, khó khăn đến từ vấn đề ngôn ngữ.
Hiện tại Hiền ở ký túc xá khu dành cho người nước ngoài của tập đoàn, 4 người một phòng, điều kiện sinh hoạt nhìn chung đầy đủ. Cậu hài lòng với công việc và cuộc sống nơi nước bạn.
“Thích” nhất với nam công nhân trẻ là ở đây được tăng ca đều. Khi cần huy động nhân công, công ty sẽ hỏi ý kiến lao động, ai đồng ý thì làm tăng ca, có mức lương thưởng cao hơn.
Tổng Giám đốc Huyndai Mipo Kim Hyung Kwan thông tin doanh nghiệp Hàn Quốc này rất cần lao động ngoại quốc và luôn đánh giá cao về năng lực của người lao động Việt Nam. Công ty cam kết luôn chăm chút, cải thiện thu nhập với người lao động nước ngoài và sẽ cố gắng chăm lo hơn nữa đời sống, chế độ với từng nhân lực.)
Hành trình khác với những lao động mới, Phạm Văn Vũ (sinh năm 1996, quê Bắc Giang) đã lăn lộn trên đất Hàn được hơn 6 năm, mới vào Huyndai Mipo 1 năm nay. Vũ xuất phát là một du học sinh, sang Hàn theo diện visa D4. Để chuyển được sang visa E7, Vũ đã qua chặng đường dài, bền bỉ từng bước.
Không phải lao động được làm đúng ngành nghề đào tạo từ đầu nhưng Vũ có lợi thế khi vốn là du học sinh ngành ngôn ngữ Hàn Quốc. Cậu cũng chia sẻ niềm vui giống như Hiền: “Công ty được tăng ca nhiều nên lao động như tôi có mức lương 2,5-3 triệu won/tháng (tương đương 50-60 triệu đồng), cao hơn mức lương cơ bản được quy định tại Hàn Quốc”.
Không mất chi phí ăn ở, khoản tiền kiếm được Vũ có thể để ra nhiều nên cậu rất phấn khởi. Vượt qua những khó khăn ban đầu khi chưa quen việc ở nhà máy, giờ Vũ cũng hài lòng vì công việc vừa phải, phù hợp, không quá vất vả. Một tuần Vũ làm thêm khoảng 20 giờ, khi cần có thể tăng thêm nhưng vẫn tự cho bản thân nghỉ trọn vẹn 2 ngày cuối tuần, dành cho việc đi chơi, leo núi, tập thể thao.
Nguồn nhân lực tốt trở về phát triển đất nước
Ở nhóm lao động phổ thông, diện visa E9 và du học sinh học nghề, kể nhà mấy cậu làm công việc gá dính thân vỏ tàu hiện có 7 người Việt. Tới đây sẽ có 5 người nữa qua vừa học vừa làm, tổng cộng sẽ thành 12 người Việt Nam, đủ tạo thành nhóm mạnh.
Lao động E9 làm theo hợp đồng khống chế về thời gian (hiện là 4 năm 3 tháng) nên Linh đang phấn đấu để được chuyển hạng visa lên diện lao động kỹ thuật để có thể bảo lãnh vợ con sang. Nam công nhân bày tỏ mong muốn có thể ở lại lâu dài trên đất Hàn.
Quá trình làm việc thoải mái, ban đầu không nghĩ được hỗ trợ nhiều như vậy. Gia đình cậu tại Việt Nam cũng yên tâm khi con em không phải lo gì chuyện ăn uống hay rét lạnh nơi xứ người. hầu hết các bạn đều ăn uống đầy đủ, sinh hoạt nền nếp.
Tặng quà động viên từng người lao động, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhắn nhủ anh em cố gắng phấn đấu từng bước để học tập, nâng cao tay nghề, để đạt được những vị trí công việc cao hơn, chuyển diện visa tốt hơn, nhận mức thu nhập kỳ vọng.
Ông nhấn mạnh, những lao động sang Hàn, làm ở ngành công nghiệp kỹ thuật cơ bản như đóng tàu là nguồn nhân lực tốt để trở về đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước trong tương lai. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH vận động từng cá nhân chấp hành tốt pháp luật, kỷ luật công việc, hướng về đất nước, về nước đúng hạn và có kế hoạch cụ thể để cùng giữ thị trường lao động bền vững tại Hàn Quốc.
Thứ trưởng cũng gửi niềm tin tới lãnh đạo doanh nghiệp nước bạn, trong điều kiện có thể sẽ chăm lo hơn nữa điều kiện vật chất tinh thần với người lao động Việt xa quê. NTC_ Vững Bước Tương Lai Mong các bạn lao động trẻ Việt Nam ra ngày càng nhiều bạn có thể sang Hàn làm việc diện vi sa kỹ sư (ngành sơn, điện, thợ hàn tàu) LINK BÁO DÂN TRÍ: https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/lao-dong-ky-thuat-sang-han-quoc-vao-viec-la-luong-50-60-trieu-dongthang-20231211212756240.htm
Lê Xuân Lực (sinh năm 1990) là cựu sinh viên Cơ khí (chương trình Kỹ sư) và ngành Cơ điện tử (bậc Thạc sĩ) của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Hiện Lực là tiến sĩ nghiên cứu tại khoa Nano IT Fusion Engineering, Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul (SeoulTech), theo đuổi hướng nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực Vi Cơ điện tử và đóng gói bán dẫn.
Trong thời gian đi du học, Lê Xuân Lực đã tham gia nhiều dự án nghiên cứu theo đặt hàng của Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.
Cú sốc vì ‘suýt’ bị đuổi khỏi lab
Sinh ra ở vùng quê nghèo ở Thanh Hóa, dù ấp ủ ước mơ du học từ rất sớm, nhưng sau khi tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Lê Xuân Lực quyết định đi làm để trang trải cuộc sống.
Hơn 5 năm làm việc tại Samsung Việt Nam, Lực từng làm phó phòng Nghiên cứu và Phát triển, với mức thu nhập khá so với mặt bằng chung vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, mong muốn được đi du học chưa bao giờ vơi bớt trong tâm trí của Lực.
Đồng thời, khi đi làm, Lực cũng nhận thấy sinh viên Việt Nam rất giỏi nhưng khi vào công ty thường lại phải đào tạo lại từ đầu. Trong đầu anh xuất hiện câu hỏi: “Đi làm 5 năm trong 1 công ty nước ngoài rồi, tại sao mình không thử đi du học để tìm hiểu xem các trường, các công ty nước ngoài họ đào tạo, phát triển công nghệ ra sao?
Cuối cùng, Lực quyết định bỏ lại tất cả, bỏ việc và xin học bổng đi Hàn Quốc.
Với kinh nghiệm 5 năm làm việc tại một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới của người Hàn, khi đặt chân đến sân bay, Lực rất tự tin với quyết định của mình.
Mặc dù vậy, chàng kỹ sư 9X nhanh chóng nhận cú sốc 'trời giáng'.
“Làm việc với giáo sư Hàn Quốc luôn bị áp lực tiền bạc và phải trả về kết quả. Ngay tuần đầu tiên, tôi đã bị giáo sư yêu cầu rời khỏi lab, nói gay gắt một chút là ‘đuổi thẳng’ vì không có khả năng làm việc” - Lực nhớ lại.
Theo Lực, khi thấy chàng trai người Việt chưa thể tìm kiếm tài liệu, viết lách…ngay như mình mong muốn, vị giáo sư đã vô cùng tức giận.
“Sau đó là những chuỗi ngày kinh hoàng khi giáo sư liên tục nổi nóng, chê mình không có khả năng nghiên cứu, viết báo, trình bày và nói rất nặng lời là hãy quay về đi”.
Một số đồng hương của Lực ở Hàn Quốc nhớ lại, thời điểm đó luôn gặp Lực trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi. Thậm chí, theo lời kể của một nghiên cứu sinh, Lực đã nhiều lần áp lực đến 'phát khóc'. Cũng ở phòng lab nơi Lực làm việc, chỉ trong 1,5 năm, đã có 10 nghiên cứu sinh Hàn Quốc và 2 nghiên cứu sinh Việt Nam lần lượt rời đi.
Dù bế tắc, Lực xin gặp để nói chuyện thẳng thắn với vị giáo sư. Sau khi chia sẻ những vướng mắc, chàng trai 9X đề nghị giáo sư cho anh cơ hội để chứng minh năng lực của mình.
“Hãy cho tôi 1 khoảng thời gian và tôi có thể làm tốt hơn tất cả các sinh viên Hàn”, Lực đề nghị và xin thử thách trong 2 tháng.
Được chấp thuận, những ngày sau đó, Lực ăn ngủ trên phòng lab và làm việc liên tục. Anh chia sẻ: “Một ngày mình chỉ ngủ 3-4 tiếng. Mình lên lab từ 8,9h sáng và 6h sáng hôm sau mình mới về nơi ở”.
Dần dần, mọi việc có vẻ ổn hơn theo nhận định của Lực. Dù bất lợi về khả năng đọc, viết báo, nhưng Lực tận dụng thế mạnh của mình về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hoạch định nghiên cứu để cải thiện hiệu quả của dự án.
“Làm việc tại lab nghiên cứu ứng dụng giống như làm việc tại 1 công ty thu nhỏ vậy” - Lực cho rằng, những lợi thế của 5 năm đi làm đã giúp mình không nhỏ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ngoài ra, việc học tốt kiến thức nền tảng ở bậc đại học, theo Lực là một thế mạnh của du học sinh Việt khi ra nước ngoài.
Công sức bỏ ra của Lực cuối cùng cũng được đền đáp khi anh đã tham gia 4 dự án liên tiếp trong vòng 6 tháng, có kết quả báo cáo rất tốt. Anh cho biết giáo sư cũng dần thay đổi cách nhìn và giao rất nhiều nhiệm vụ trong lab cho mình.
Mặc dù công việc đã dần suôn sẻ hơn, nhưng những khó khăn với Lực vẫn tiếp tục.
Từng mất 4,5 năm để hoàn thành chương trình Kỹ sư tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và 1,5 năm để hoàn thành chương trình Thạc sĩ, các dự án và báo cáo đều được đánh giá tốt, nhưng anh đã bị giáo sư đánh trượt ⅔ môn thi tốt nghiệp.
Khi thắc mắc với giáo sư, Lực nhận được câu trả lời: “Thử thách luôn rất đẹp”.
Lực đã nghiền ngẫm lại và nhận ra vị giáo sư luôn đặt 1 quy chuẩn để đánh giá nghiên cứu sinh và mình phải vượt qua thì bản thân mới được công nhận.
Sau nhiều nỗ lực, dù trải qua những khó khăn ‘chưa từng có’ trên con đường học hành, Lực bảo vệ sớm và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Nano IT Fusion chỉ trong 2,5 năm. Như vậy, Lực đã tốt nghiệp sớm ở cả 3 bậc học mà mình trải qua.
“Dù từng có rất nhiều khúc mắc với giáo sư nhưng tôi nhận ra mình đã nhận được thành quả xứng đáng. Tôi biết ơn vị giáo sư hướng dẫn mình, bởi nhờ những áp lực đó, tôi mới có bước tiến như hiện tại. Giờ giữa chúng tôi như 2 người bạn, song hành làm việc với nhau, trao đổi rất thẳng thắn. Nhờ sự hỗ trợ của ông, tôi có nhiều kết quả mới, có nhiều dữ liệu để viết báo và các báo cáo cũng được đánh giá rất tốt”, Lực chia sẻ.
Vì thế, Lực cho rằng, những nghiên cứu sinh sang Hàn theo hình thức ‘học bổng giáo sư’ cần tìm hiểu thật kỹ hướng nghiên cứu của lab cũng như của vị giáo sư hướng dẫn.
Cuối cùng, phải luôn vững vàng và nỗ lực hết sức.
“Các giáo sư người Hàn nhận hỗ trợ của Chính phủ, của doanh nghiệp… để nuôi sống lab, bản thân họ cũng vô cùng áp lực. Vì thế, phải xác định có một tinh thần thép mới có thể trụ vững”.
Nói về hướng đi sắp tới, Lực cho biết đang là giảng viên một trường đại học ở Hà Nội và sẽ sớm quay trở về.
Theo đánh giá của Lực, nhu cầu về chip hiện rất cao. Hiện Việt Nam chưa có những công ty, doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chip. Trong khi đó, các công ty lớn trên thế giới đang tiến hành khai thác thị trường tiềm năng này.
Với đặc thù ngành Vi cơ điện tử và đóng gói bán dẫn của mình, anh mong rằng sẽ có thể góp phần phát triển lĩnh vực này ở trong nước.
"Mình sẽ học tập, tích lũy kinh nghiệm thêm 1 thời gian nữa rồi quay trở về Việt Nam”, Lực khẳng định.