Thuật ngữ Phòng Tài chính kế hoạch được sử dụng rất nhiều trong tất cả các công ty và tổ chức khác nhau dù là các doanh nghiệp hay tổ chức xã hội. Vì vậy, hiểu rõ các định nghĩa liên quan và biết được phòng Tài chính kế hoạch tiếng Anh là gì sẽ giúp bạn có thể sử dụng một cách chính xác trong các công việc của mình.
Phòng Tài chính kế hoạch tiếng Anh là gì?
Tài chính – Kế hoạch là một trong những bộ phận rất quan trọng của một tổ chức doanh nghiệp, hỗ trợ cho các lãnh đạo doanh nghiệp quản lý tài chính một cách khoa học, chính xác và có kế hoạch.
“Trong tiếng Anh, một số từ thường được dùng cho Phòng Tài chính kế hoạch là Financial Planning Office hay Financial Planning Department.”
Vai trò chức năng của Phòng Tài chính kế hoạch
Phòng Tài chính kế hoạch sẽ phụ trách tất cả các công tác liên quan đến tài chính của một đơn vị, vì vậy, nghiệp vụ của phòng này cũng rất đa dạng. Dưới đây là một số vai trò quan trọng chính yếu thường được đảm nhận bởi Phòng Tài chính kế hoạch:
Dự toán ngân sách cho doanh nghiệp/tổ chức
Dù với một nguồn tài chính (nguồn tiền) nhỏ hay lớn thì việc chi tiêu như thế nào cũng rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính hàng kỳ là một việc mà Phòng tài chính kế hoạch cần làm.
Cụ thể, Phòng tài chính kế hoạch sẽ tổng hợp thông tin tài chính của doanh nghiệp và nhu cầu của từng bộ phận, sau đó làm việc với ban lãnh đạo để phân bổ ngân sách sao cho phù hợp nhất. Một dự toán ngân sách hiệu quả sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.
Việc dự toán ngân sách này thường được thực hiện định kỳ hàng tháng, năm, quý hoặc giai đoạn 5 năm để giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn rõ ràng về dòng tiền ra vào cũng như dự kiến được kết quả hoạt động trong kỳ đó.
Tuy nhiên, việc dự toán ngân sách thành công là khi thực tế và dự toán không quá chênh lệch, mức chênh lệch này tùy thuộc quy định của công ty, quy mô công ty và ngành nghề mà công ty hoạt động.
Theo dõi chi tiêu hàng kỳ của doanh nghiệp/tổ chức
Sau khi có kế hoạch tài chính, phòng tài chính sẽ tiếp tục là người theo dõi, tổng hợp các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các số liệu của từng phòng ban. Từ thực tế chi tiêu so với kế hoạch đặt ra, phòng tài chính kế toán sẽ giúp ban lãnh đạo và những người phụ trách liên quan biết được tiến độ sử dụng nguồn tiền được giao phó của mình và có những giải pháp phù hợp.
Việc theo dõi định kỳ cũng giúp phòng tài chính kế hoạch phát hiện kịp thời và giảm thiểu tối đa các chênh lệch về tài chính cũng như những trường hợp có biểu hiện gian lận. Vì vậy, nhiệm vụ này cũng hết sức quan trọng đối với phòng tài chính kế hoạch.
Phân tích tài chính để ban lãnh đạo có quyết định phù hợp
Một phòng tài chính kế hoạch hoạt động tốt sẽ là “cánh tay phải” đắc lực cho Ban Giám đốc. Thông qua các con số tài chính và việc phân tích dòng tiền, Ban Giám đốc sẽ có thể đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng về việc điều chỉnh phân bổ dòng tiền, thúc đẩy các phòng ban hoạt động hiệu quả và hỗ trợ các phòng ban hoạt động chưa tốt.
Việc phân tích tài chính của phòng Tài chính kế hoạch không dừng ở việc sử dụng các số liệu của riêng doanh nghiệp, mà còn phải tìm kiếm các số liệu liên quan của thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, giúp ban quản trị so sánh hiệu quả hoạt động của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để đưa ra các chiến lược chính xác nhất.
Một số thuật ngữ liên quan đến Tài chính kế hoạch
Ngoài việc biết được phòng Tài chính kế hoạch tiếng Anh là gì, bạn còn có thể tìm hiểu một số thuật ngữ liên quan, chẳng hạn:
Lãi kép hay lãi gộp – Compound interest – là lãi tính trên số tiền gốc ban đầu, cũng bao gồm toàn bộ lãi tích lũy từ các kỳ trước của một khoản tiền gửi hoặc cho vay.
Điểm FICO – FICO score – là một số có ba chữ số dựa trên thông tin trong báo cáo tín dụng của bạn. Nó giúp người cho vay xác định khả năng bạn có thể hoàn trả một khoản vay. Điều này lần lượt ảnh hưởng đến số tiền bạn có thể vay, bao nhiêu tháng bạn phải trả và chi phí (lãi suất).
Giá trị ròng – Net worth – là giá trị tài sản mà một người hoặc công ty sở hữu, trừ đi các khoản nợ phải trả. Đây là một số liệu quan trọng để đánh giá sức khỏe của một công ty, cung cấp một bức tranh hữu ích về tình hình tài chính hiện tại của nó.
Phân bổ tài sản – Asset allocation – liên quan đến việc phân chia các khoản đầu tư của bạn cho các tài sản khác nhau, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt.
Lãi vốn – capital gain – là sự gia tăng giá trị của một tài sản vốn và được thực hiện khi tài sản đó được bán.
Một số từ vựng chuyên ngành luật kinh tế
Ngoài Economic law như trên đã đề cập, cũng có thể dịch Business law là luật kinh tế. Với chủ đề luật kinh tế tiếng Anh là gì, có một số từ vựng chuyên ngành luật kinh tế được dùng phổ biến như:
– Business contract: hợp đồng kinh tế
– Agreement: thỏa thuận, khế ước
– International commercial contract: hợp đồng thương mại quốc tế
– Party: các bên (trong hợp đồng)
– Abide by: tuân theo, dựa theo
– Decision: quyết định,phán quyết
– Regulation: quy tắc, quy định
– Arbitration: trọng tài,sự phân xử
– Ad hoc arbitration: trọng tài đặc biệt
– Commercial arbitration: trọng tài thương mại
– Unfair business: kinh doanh gian lận
– Unfair competition: cạnh tranh không bình đẳng
– International payment: thanh toán quốc tế
– Person with related interests and obligations: Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
– Capital contribution member or capital contributing partner: Thành viên góp vốn
– Business registration certificate: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin cơ bản chúng tôi muốn gửi đến Quý bạn đọc về chủ đề Luật kinh tế tiếng Anh là gì? Trường hợp Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Chúng tôi hy vọng được đồng hành và hỗ trợ Quý vị trong tương lai.
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 2 năm
Chức vụ: Nhân viên/ Chuyên viên
Yêu cầu bằng cấp: Đại học
Yêu cầu giới tính: Không yêu cầu
Số lượng cần tuyển: 1 nhân viên
Hình thức làm việc: Toàn thời gian
- Lập bảng tính, bóc tách, kiểm tra khối lượng thi công thực tế công trình. - Lập, soạn thảo hợp đồng và các văn bản liên quan. - Lập hồ sơ để phát hành hồ sơ mời thầu. - Kiểm tra hồ sơ thanh toán theo giai đoạn, quyết toán với nhà thầu phụ, tổ đội thi công. - Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán, hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công với chủ đầu tư. - Lập giá dự thầu, giá đề xuất, biện pháp, tiến độ thi công (nếu có). - Hỗ trợ bộ phận công trình và thực hiện một số công việc của Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát,… - Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Lãnh đạo và người quản lý trực tiếp. - Tự điều phối các công việc tại vị trí công việc được giao. - Các công việc cụ thể khác sẽ trao đổi khi phỏng vấn.
* Yêu cầu: - Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế xây dựng - Tối thiểu 03-05 năm kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng, các ban quản lý dự án hoặc đơn vị thi công xây dựng. - Có khả năng làm việc độc lập, chủ động, chịu được áp lực cao để hoàn thành công việc theo tiến độ và chất lượng yêu cầu - Ưu tiên các ứng viên có các chứng chỉ đào tạo chuyên môn như chứng chỉ định giá, chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu...
Nộp hồ sơ qua email (bấm vào nút "NỘP HỒ SƠ" bên dưới) Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Vinaconex 25, 89A Phan Đăng Lưu, Quận Hải Châu, Đà Nẵng Liên hệ: 02363626778
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Vinaconex 25, 89A Phan Đăng Lưu, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng:
Cách 2: Gửi hồ sơ qua email Nộp hồ sơ
Hồ sơ của bạn sẽ được gửi tới email nhà tuyển dụng
Tin tuyển dụng đã hết hạn nộp hồ sơ