Ngày 18.1, tin từ UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức lễ đón giao thừa mừng Xuân Quý Mão năm 2023 và kỷ niệm 55 năm chiến thắng Mậu Thân (1968 - 2023).
Tỉnh Vĩnh Long ở đâu? Vĩnh Long thuộc miền nào?
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, thuộc miền Tây Việt Nam. Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Nam theo Quốc lộ 1, cách Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo Quốc lộ 1. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong tọa độ từ 9°52’40’’ đến 10°19’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long:
Năm 1732, Vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Năm 1779, đổi tên thành Hoằng Trấn dinh. Giai đoạn từ năm 1780 đến năm 1805, đổi thành Vĩnh Trấn, từ năm 1806 đến năm 1832, Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành với vai trò là một tỉnh.
Các phía của tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với các tỉnh sau đây:
Phía đông tiếp giáp với Bến Tre
Phía đông nam tiếp giáp với Trà Vinh
Phía tây bắc tiếp giáp với Đồng Tháp
Phía đông bắc tiếp giáp với Tiền Giang
Phía tây nam tiếp giáp với Hậu Giang và Sóc Trăng.
Như vậy, tỉnh Vĩnh Long không có biển. Tỉnh Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông kết nối cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua tỉnh là: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 80; hai dòng sông lớn là sông Tiền và sông Hậu được nối với nhau bởi sông Mang Thít,…
Xem thêm: Địa chỉ và số điện thoại của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với TP Cần Thơ – là trung tâm phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; gần cảng và sân bay Cần Thơ. Đây là điều kiện thuận lợi giúp tỉnh Vĩnh Long phát triển giao thương với các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như với cả nước và xuất khẩu.
Dân số Vĩnh Long bao nhiêu người?
Dân số Vĩnh Long là 1.028.820 người tính đến năm 2022 theo ước tính trung bình của Tổng cục Thông kế Việt Nam, đứng thứ 42 cả nước.
Trừ Thành phố Vĩnh Long, mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, thấp nhất là huyện Trà Ôn có mật độ 566 người/km2, bằng 82% mật độ của huyện cao nhất là Long Hồ với 780 người/km2.
Trong giai đoạn 1990 – 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm nhẹ, chủ yếu do nhiều người di chuyển đến các thành phố lớn như Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh làm ăn sinh sống. Năm 1995 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,55%,năm 2005 giảm xuống còn 1,13% và năm 2010 là 0,92%. Tỷ lệ sinh trung bình năm năm qua khoảng 0,28%o (từ 0,48%o năm 2005 xuống còn 0,2%o năm 2010).
Cũng như nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó người Khơmer chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Nếu như người Kinh phân bố đều ở các nơi thì người Khơmer tập trung ở một số xã vùng xa thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, người Hoa tập trung ở thành phố và các thị trấn.
Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc tỉnh Vĩnh Long?
Dưới 8 đơn vị hành chính cấp quận huyện, Vĩnh Long có tổng cộng 107 đơn vị hành chính cấp phường xã. Bao gồm: 14 phường, 6 thị trấn và 87 xã.
Dọc dòng sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long là những lò gạch, gốm, trông xa như những lâu đài thu nhỏ rực đỏ dưới ánh mặt trời.
Dòng Cửu Long đỏ nặng phù sa, đổ về hạ lưu bằng hai nhánh sông Tiền, sông Hậu, hàng năm mang về cho bình nguyên Nam Bộ hàng triệu mét khối phù sa. Không chỉ bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn, những miệt vườn bốn mùa hoa trái, những hạt phù sa đỏ ối tụ lại Vĩnh Long còn góp phần hình thành ở đây những mỏ sét nguyên sinh quý giá.
Sông Cổ Chiên nổi tiếng với làng nghề gạch, gốm. Ảnh: baoninhthuan
Như món quà tặng của thiên nhiên, người Vĩnh Long đã biến nó thành những làng nghề gạch, gốm. Từ cầu Mỹ Thuận nơi sông Tiền tách ra thành dòng Cổ Chiên đến sông Mang Thít, hàng nghìn cơ sở sản xuất và miệng lò gạch gốm mọc ven sông khiến khách ghé qua ngỡ như lạc vào “Vương quốc đỏ”.
So với nghề làm gốm, nghề làm gạch ngói có mặt ở Vĩnh Long từ rất sớm. Làng gạch trải dài 30 km thuộc thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và Mang Thít. Trong đó xã Nhơn Phú và Mỹ An, huyện Mang Thít, là nơi tập trung nhiều nhiều nhất các cơ sở sản xuất gạch. Khi nghề làm gạch thủ công truyền thống ở đây còn thịnh, mỗi nhà có đến hai ba miệng lò. Đến mùa nung các cột khói trắng ngút trời, mang đến cuộc sống no đủ cho người dân Mang Thít.
Lò gạch cao vút phủ màu thời gian trông như tòa lâu đài nhỏ. Ảnh: bnt
Tuy nhiên, nhiều năm qua các tỉnh miền Đông được đầu tư xây dựng hệ thống lò công nghệ cao, nên nhiều lò gạch truyền thống của Vĩnh Long dần rơi vào quên lãng. Mặc dù dọc kênh Thầy Cai ở Mang Thít hiện vẫn còn hàng trăm lò gạch nằm san sát nhau nhưng hầu như đã rêu phong, bám bụi. Nhìn từ trên cao những “tòa lâu đài” nung gạch đỏ cao vút ngày nào nay phủ màu thời gian trông như một thành phố cổ.
Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng làng gốm Vĩnh Long lại có nét độc đáo riêng, đó là dòng gốm không men. Không có màu đỏ ối của gạch, ngói, gốm Vĩnh Long có màu hồng tự nhiên, sau khi nung ửng lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài như sương. Không chỉ ấn tượng bởi màu gốm, ở Cổ Chiên, Vĩnh Long còn có công trình kiến trúc đặc sắc gần như có một không hai ở Việt Nam, đó là nhà gốm.
Bàn tay tài hoa của người thợ Vĩnh Long làm nên những ngôi nhà gốm có một không hai. Ảnh: bnt
Đến đây bạn sẽ được chứng kiến bàn tay tài hoa và sự đầu tư công phu, tỉ mỉ của những người thợ gốm. Toàn bộ nhà, từ mái, hàng rào, những bức phù điêu, tường, cho đến cả những vật dụng bên trong như bàn ghế, đi-văng… đều làm hoàn toàn bằng gốm. Từng cấu kiện được nung riêng, chuyển đổi màu để nhấn mạnh nét đậm, nhạt theo ý muốn, sau đó mới lắp ráp lại khi xây dựng. Nhờ vậy, nhà gốm tưởng như dễ vỡ nhưng lại vững chắc và sắc màu hòa quyện.
Ngôi nhà bằng gốm không chỉ là nơi nghỉ ngơi, đàm đạo với bạn bè mà còn như “tấm biển quảng cáo không cần lời” về làng gốm ở đây.
Vĩnh Long rộng bao nhiêu km²?
Tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.525,73 km²
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Nhìn chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn, có thể chia ra 3 cấp như sau:
Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn.
Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A l chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm.
Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu.