Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Có đơn vị khác khai thác tác quyền tại Việt Nam?
Liên quan vấn đề tác quyền, chiều 22.8, phóng viên Thanh Niên đã tìm hiểu và được biết, tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ bản quyền Việt Nam (VIPS) đang giữ tác quyền của Trần Thiện Thanh và cấp phép phát hành với mức phí hơn 2 triệu đồng/bài cho một lần sao chép trong 2 năm. Theo một nguồn tin của chúng tôi, Công ty VIPS ký hợp đồng đại diện tác quyền Trần Thiện Thanh với phía bà Mỹ Lan.
Album Trần Thiện Thanh - Một ngày ta được yêu của Đức Tuấn được phát hành năm 2019
Khi liên hệ với bà Bích Lan (đang ở Mỹ), đại diện Làng Văn, bà cho biết: "Làng Văn không ủy quyền thứ cấp cho bất kỳ đơn vị nào ở Việt Nam kể cả Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - VCPMC. Chúng tôi thực sự thất thoát rất nhiều về tiền tác quyền của Trần Thiện Thanh vì không thể kiểm soát được tất cả các định dạng vật lý, bởi hiện tại chúng tôi không có người ở trong nước. Vậy nên các đơn vị nào đại diện thu tác quyền ngoài chúng tôi đều vi phạm luật bản quyền và chúng tôi sẽ kiện. Ngoài ra, khi đưa lên môi trường nhạc số như YouTube thì chắc chắn chúng tôi sẽ cắm cờ và xóa video. Ở hải ngoại, một trung tâm băng nhạc lớn nhất từng bị chúng tôi kiện và phải bồi thường tiền tác quyền Trần Thiện Thanh vì trung tâm đó không nắm rõ mà nộp tác quyền cho ca sĩ Mỹ Lan".
Hiện tại, bà Thanh Trúc (đại diện 5 người con hợp pháp của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và Trung tâm Làng Văn) cho biết đã tiến hành thủ tục kiện bà Mỹ Lan vì vi phạm luật bản quyền. Theo bà Thanh Trúc, tòa án ở California, Mỹ đã triệu tập bà Mỹ Lan vài lần nhưng bà không có mặt. Lần gần nhất là ngày 2.8.2024, bà Mỹ Lan tiếp tục vắng mặt không lý do. Dự kiến phiên tòa kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 1.2025.
Thời gian qua, ở cả hải ngoại và trong nước, các đài truyền hình và nhà tổ chức biểu diễn, nghệ sĩ… cũng rất ngại "đụng" đến nhạc Trần Thiện Thanh bởi họ không biết phải xin phép ở đâu trước thông tin khá nhiễu loạn. Điều này dẫn đến việc hạn chế ít nhiều sự phổ biến tác phẩm của một người nhạc sĩ tài hoa, có gần 300 ca khúc và đứng hàng đầu trong dòng nhạc bolero như Trần Thiện Thanh.
Lời bài hát "Em là mầm non của Đảng" của nhạc sĩ Mộng Lân: Khi nhạc thiếu nhi thành trend "búp măng non" TikTok
Những ngày gần đây, câu hát "Em là búp măng non" của bài hát "Em là mầm non của Đảng" đang trở thành trend trên MXH.
0 Share Copy Link Đã sao chép Bookmark
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội TikTok đang thịnh hành trend đi kèm với câu hát "Em là búp măng non/Em lớn lên trong mùa Cách mạng...". Hầu hết các video lồng câu hát này đều có nội dung hài hước, khiến người xem phải phì cười. Quả thực, các "búp măng non" quá tinh nghịch, khiến các "măng già" là cha mẹ, ông bà vừa bực vừa buồn cười.
Có điều, không phải ai cũng biết câu hát này đến từ bài hát nào. Thì ra, đây là ca khúc thiếu nhi quen thuộc "Em là mầm non của Đảng" do cố nhạc sĩ Mộng Lân sáng tác. Ca khúc này được viết vào năm 1958, rất phổ biến ở từng phân đội Thiếu niên Tiền phong.
Dưới đây là lời bài hát "Em là mầm non của Đảng" của cố nhạc sĩ Mộng Lân:
Em lớn lên trong mùa Cách mạng,
Sống yên vui trong tình yêu thương
Khăn quàng thắm vai em ghi chiến công anh hùng cách mạng,
Sáng ngời ý chí đấu tranh bước lên theo lý tưởng vinh quang
Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi.
Ghi công ơn của Đảng tiền phong em sướng vui,
Có sách với áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta,
Vui tung tăng vang ca có Đảng cuộc đời nở hoa".
"Em là mầm non của Đảng" có giai điệu dịu dàng du dương, lời ca tươi vui, dễ hát và dễ thuộc. Đây là 1 trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 do báo Thiếu niên Tiền phong và Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp bình chọn. Trong danh sách này, nhạc sĩ Mộng Lân còn có 2 sáng tác khác là "Tấm ảnh Bác Hồ" và "Nguyễn Bá Ngọc người thiếu niên dũng cảm".
Nhạc sĩ Mộng Lân (1934 - 2001) tên thật là Nguyễn Ngọc Lân, sinh ra ở Hà Nội. Ông từng tham gia Đoàn Thiếu nhi nghệ thuật do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phụ trách. Ông từng làm giảng viên âm nhạc ở trường Thiếu Nhi Việt Nam, sau đó làm biên tập âm nhạc của Đài tiếng nói Việt Nam.
Cố nhạc sĩ thường sáng tác thể loại nhạc thiếu nhi, với nhiều ca khúc nổi tiếng như "Em là mầm non của Đảng", "Tuổi nhỏ đất nước anh hùng",... Nhạc sĩ Mộng Lân được coi là một trong những nhạc sĩ có nhiều bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20. Ông vinh dự được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 2 - năm 2007.
Xem thêm: Lời bài hát "Hoài cảm" của nhạc sĩ Cung Tiến
Những rắc rối trong việc tranh chấp tác quyền của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã diễn ra nhiều năm nay. Nội dung xoay quanh tranh chấp từ hai phía: một bên là 5 người con hợp pháp của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (do con trai cả Trần Thiện Anh Chương - tên khai sinh, đồng thời còn có nghệ danh là ca – nhạc sĩ Trần Thiện Thanh Toàn) làm đại diện từ sau khi nhạc sĩ Trần Thiện Thanh qua đời.
Gia đình tổ chức họp báo trực tuyến để thông tin về tác quyền nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Khi ông Anh Chương mất thì từ 2014 đến nay, phần tác quyền này được Trung tâm băng nhạc Làng Văn đại diện cả trong và ngoài nước. Mới nhất, bà Trần Thiện Thanh Trúc – con gái lớn, đại diện cho 4 anh em còn lại (gồm Trần Thiện Thanh Trân, Anh Châu và Anh Chính) cho biết gia đình vừa ký hợp đồng ủy quyền quản lý tác quyền của bố mình cho Làng Văn với thời hạn là vĩnh viễn (được hiểu là hợp đồng có giá trị 50-70 năm từ ngày tác giả mất, theo công ước Bern - PV).
Phía còn lại là bà Lưu Mỹ Lan (tức ca sĩ Mỹ Lan), người mà các con hợp pháp của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cho rằng "tự nhận là vợ của bố tôi". Bà Mỹ Lan từng tuyên bố có chung với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh một người con tên Trần Thiện Anh Chí.
Cũng từ đó đến nay, hai bên tranh chấp với nhau về quyền tài sản dựa trên luật thừa kế hàng đầu tiên. Phía bà Mỹ Lan cho rằng mình được hưởng quyền tài sản dựa trên con trai là ông Anh Chí. Phía còn lại thông báo rằng sẽ đồng ý để cho ông Anh Chí là người thừa kế thứ 6, có quyền ngang với 5 người còn lại nếu như bà Mỹ Lan trình ra được kết quả giám định ADN theo luật pháp Mỹ.
Từ trái sang: ông Trần Thiện Anh Chính, bà Trần Thiện Thanh Trúc (con hợp pháp của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) và bà Bích Lan (Trung tâm Làng Văn) trong buổi gặp gỡ trực tuyến với báo giới Việt Nam
Sáng 22.8, qua cuộc gặp gỡ trực tuyến với báo giới tại TP.HCM, bà Thanh Trúc, hiện sinh sống ở Mỹ, cho biết: "Cô Mỹ Lan đã cung cấp cho chúng tôi 2 giấy tờ chứng minh. Một là bản tuyên bố Trần Thiện Anh Chí là con trai ruột của ba tôi, do chính ba tôi ký tên. Chúng tôi đã bác bỏ văn bản này vì chữ ký trên đó là giả mạo, không phải của ba chúng tôi. Sau khi chúng tôi đòi giấy xét nghiệm ADN thì cô Mỹ Lan không chịu xét nghiệm tại Mỹ mà đưa Anh Chí về Việt Nam để thực hiện xét nghiệm, mẫu với bà nội của chúng tôi, tức mẹ ruột của ba chúng tôi. Giấy xét nghiệm này có kết quả xác suất liên quan là 85.7%, ghi rõ: 'Kết quả này đưa ra bằng chứng yếu để chứng minh người được cho là họ hàng ruột thịt của đứa trẻ được xét nghiệm; khuyến cáo rằng mẹ hoặc cha bổ sung kiểm tra để xác nhận kết quả'. Em út (cùng cha khác mẹ) của chúng tôi là Trần Thiện Anh Chính đã đồng ý cùng lấy mẫu xét nghiệm với Anh Chí tại Mỹ nhưng bà Mỹ Lan đã nhiều lần thoái thác. Vì vậy, giấy xét nghiệm của bà Mỹ Lan không có giá trị tại Mỹ".
Trong cuộc họp báo này, tôi - Trần Thiện Thanh Trúc đại diện cho các anh chị em tôi là Trần Thiện Anh Chương, Trần Thiện Thanh Trân, Trần Thiện Anh Châu, Trần Thiện Anh Chính thông báo đến tất cả mọi người, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ tại Việt Nam và tại hải ngoại, chúng tôi đã quyết định sang nhượng toàn bộ các tác phẩm của ba tôi cho Công ty Làng Văn để gìn giữ và phát huy. Mọi liên hệ về tác phẩm của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Làng Văn.
Cũng vì lùm xùm trên, thị trường âm nhạc trong nước và cả hải ngoại bao phen khó xử do liên quan quyền tác giả của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: đóng tác quyền cho một bên thì bên còn lại khiếu nại và ngược lại.
Hiện tại, Làng Văn đại diện cho 5 anh em bà Thanh Trúc quản lý tác quyền. Trong khi đó, bà Mỹ Lan tự thu tác quyền ở hải ngoại; bà cũng tự tổ chức những đêm nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nhân ngày giỗ hằng năm hoặc cho phép các ca sĩ, nhà tổ chức biểu diễn chương trình hát nhạc của ông mà không thông qua phía kia.