Thời đại phát triển không chỉ kiến thức chuyên ngành mà các kỹ năng, tố chất linh hoạt và tư duy rất cần thiết. Hiện tại Viện đang làm khảo sát nhằm áp dụng mô hình bài test màu sắc và hình khối, để phân tích và xây dựng "năng lực, tư duy lập kế hoạch, hiện thực hoá mục tiêu, giải quyết vấn đề" tại Việt Nam.
Bài test tư duy đọc hiểu (Verbal Test)
Mục đích của bài test này nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu và tư duy của thí sinh. Thí sinh sẽ được cung cấp bài đọc và nhiều câu hỏi nhỏ. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ được cung cấp thêm các thông tin và yêu cầu so sánh thông tin trong câu hỏi với bài đọc. Thí sinh trả lời bằng cách chọn ‘đúng’, ‘sai’ hoặc ‘không thể kết luận’.
Tương tự như tính toán nhanh, độ khó và thời gian làm bài phụ thuộc vào cấp độ vị trí tuyển dụng. Đây cũng là dạng bài được hầu hết BIG4 sử dụng trong quá trình tuyển dụng.
Bật Mí Công Cụ Tối Ưu Tuyển Dụng Big4
Bài test năng lực – Aptitude Test, là dạng test tâm lý và kỹ năng mà các doanh nghiệp thường sử dụng trong quá trình tuyển dụng để lựa chọn ứng viên phù hợp từ vô vàn các hồ sơ tuyển dụng. Cũng không có gì bất ngờ khi đa phần các bài test năng lực của BIG4 tập trung vào 2 tiêu chí: Đọc hiểu logic và ứng xử (Mathematic-logic and Interpersonal skills).
Bạn có thể tìm hiểu thêm các công ty cung cấp dịch vụ bài test cho BIG4 ở dưới đây:
BIG4 Có Các Dạng Bài Test Năng Lực Nào?
Bài test tính toán nhanh (Numerical Test)
Mục đích của bài test này nhằm đánh giá khả năng làm việc với những con số và kỹ năng quan sát và học hiểu của thí sinh. Thí sinh được cung cấp thông tin dưới dạng biểu đồ hoặc bẳng thông tin. Trong bài test này được thiết kế với tối đa 20 câu hỏi. Thí sinh có khoảng 1’ mỗi câu.
Mức độ khó và thời gian làm bài test tính toán nhanh sẽ phụ thuộc vào vị trí tuyển dụng của thí sinh. Đây là dạng bài được hầu hết BIG4 sử dụng trong quá trình tuyển dụng.
Bài test xử lý tình huống (Judgemental Situational Test)
BIG4 sử dụng dạng bài test này cùng với 2 dạng trên nhưng dưới nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ: EY gọi đây là bài test thế mạnh thí sinh (Strengths Assessment Test).
Bài test xử lý tình huống yêu cầu các thí sinh phải giải quyết các tình huống công việc. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá được các giá trị và thứ tự ưu tiên của các thí sinh và tìm ra ứng viên phù hợp với doanh nghiệp.
Thông thường sẽ có 2 kiểu câu hỏi cho bài test này:
BIG4 sử dụng dạng bài này trong nhằm mục đích đánh giá kỹ năng hiểu không gian và tư duy logic của thí sinh. Không phải test về toán học và đọc hiểu tư duy, dạng bài test này thường được gọi là bài test phi ngôn ngữ (Non-Verbal Test).
Mặc dù có nhiều dạng bài phi ngôn ngữ, nhưng chủ yếu chúng được thể hiện qua các hình dạng và hình khối. Thông thường, câu hỏi sẽ là các chuỗi hình dạng/ khối mà thí sinh phải chọn thêm 1 hình nhằm hoàn thiện chuỗi logic của hình. Hoặc câu hỏi sẽ yêu cầu thí sinh nhóm lại các hình có tính liên quan với nhau.