Đài loan là quốc gia ở khu vực Đông Á, nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục khoảng 180 km qua eo biển Đài Loan. Đài Loan nổi tiếng với nền kinh tế phát triển, cảnh quan tươi đẹp cùng nền văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, Đài Loan ngày càng thu hút nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến đây du lịch, học tập và làm việc. Với chất lượng nhiều trường đại học không thua kém các trường TOP ở Châu Âu nhưng với chi phí học tập và sinh hoạt phí rẻ hơn rất nhiều. Cơ hội việc làm thêm trong quá trình học tập cũng như sau tốt nghiệp rất cao; có thể ở lại Đài loan tới 14 năm. Rất nhiều danh lam thắng cảnh để bạn du lịch và trải nghiệm. LẬP KẾ HOẠCH ĐẾN ĐÀI LOAN NGAY THÔI.
Vị trí địa lý của Đài Loan
Đài Loan nằm ở phía Tây Bắc, Thái Bình Dương. Đảo quốc này nằm giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines. Đài Loan là đảo lớn thứ 38 trên thế giới. Do vị trí nằm tại vùng giao nhau giữa khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới nên Đài Loan có cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái rất phong phú, đa dạng. Thủ đô của Đài Loan là thành phố Đài Bắc. Đài Loan còn có 6 thành phố trực thuộc trung ương, 3 thành phố tự trị và 13 huyện cụ thể như sau:
Ø 6 thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Đài Bắc (Taipei), Thành phố Tân Bắc (New Taipei), Thành phố Đào Viên (Taoyuan), Thành phố Đài Trung (Taichung), Thành phố Đài Nam (Tainan), Thành phố Cao Hùng (Kaohsiung).
Ø 3 thành phố tự trị: Thành phố Cơ Long, Thành phố Tân Trúc, Thành phố Gia Nghĩa
Ø 13 huyện, bao gồm: Huyện Tân Trúc, Huyện Miêu Lật, Huyện Chương Hóa, Huyện Bành Hồ, Huyện Nghi Lan, Huyện Hoa Liên, Huyện Nam Đầu, Huyện Văn Lâm, Huyện Gia Nghĩa, Huyện Đài Đông, Huyện Bình Đông, Huyện Liên Giang, Huyện Kim Môn.
Múi giờ Đài Loan – Taiwan Standard Time (TST) là múi giờ tiêu chuẩn của quốc gia này. Đài Loan nằm ở múi giờ GMT+8, vì vậy giờ Đài Loan so với giờ Việt Nam sẽ sớm hơn 1 tiếng. Ví dụ, hiện tại giờ Việt Nam là 7 giờ sáng thì tại Đài Loan là 8 giờ sáng.
Chênh lệch giờ giữa Đài Loan và Việt Nam chỉ là 1 tiếng đồng hồ. Do đó, khi từ Việt Nam sang Đài Loan hoặc ngược lại, bạn sẽ không gặp phải cảm giác khó chịu do lệch múi giờ (jetlag). Khi cần gọi điện thoại cho người thân, bạn bè hay đối tác ở Đài Loan, bạn cũng không quá khó khăn vì tại thời điểm gọi, hai đầu điện thoại chỉ cách nhau 1 tiếng đồng hồ mà thôi.
Đài Loan sử dụng đơn vị tiền tệ là Tân Đài Tệ. Tân Đài Tệ còn được gọi là Đài Tệ hay đô la Đài Loan mới. Ký hiệu của tiền tệ Đài Loan là NT$, NTD, và NT. Tân Đài Tệ được chia thành 100 cents. 1 đài tệ = 821,36 VNĐ
Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan
Văn hóa Đài Loan là sự kết hợp độc đáo giữa các yếu tố cổ truyền của văn hóa Trung Hoa và nét hiện đại đến từ phương Tây. Đài Loan là quốc gia rất coi trọng đến việc bảo tồn và phát huy các nét đẹp văn hóa. Đến với quốc gia này, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ và thích thú bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được thể hiện trong phong tục và nếp sống của người dân nơi đây.
Phong tục ở Đài Loan có nhiều điểm tương đồng với người Việt Nam. Đặc biệt là các lễ hội, ngày Tết ví dụ như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên Tiêu, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu,…
Tổng quan về đất nước và con người Đài Loan
Ø Tên nước: Đài Loan (Tên tiếng Anh: Taiwan).
Ø Ngày quốc khánh: 15/08/1947
Ø Dân số: 23,85 triệu người (năm 2020)
Bốn mùa trong năm ở Đài Loan
Khí hậu Đài Loan có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông với đặc trưng mỗi mùa khác nhau. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 4, mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tận tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11 và mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Do ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình hằng năm của Đài Loan rơi vào khoảng từ 25 độ C đến 28 độ C.
Đặc trưng khí hậu Đài Loan là phía Nam thường nóng hơn phía Bắc. Mùa hè có gió Tây Nam thổi qua mang theo mưa. Sự dịch chuyển các mùa ở Đài Loan rất rõ ràng, thể hiện qua sự thay đổi của thời tiết và cảnh quan.
Kinh tế và các lĩnh vực, ngành nghề phát triển nhất, thu hút nhiều lao động
Đài Loan hiện nay được biết đến như một trung tâm thương mại và công nghệ cao ở Châu Á. GDP hằng năm của Đài Loan đạt tới gần 500 tỷ USD. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người đạt gần 40,000 USD. Đây là mức GDP đầu người thuộc top cao trên thế giới, ngang hàng với các nước EU. Tất cả đã cho thấy một nền kinh tế hùng mạnh và vững chắc của Đài Loan.
Những ngành kinh tế chủ lực của Đài loan bao gồm: Khoa học kỹ thuật, Công nghệ, Điện tử, Các ngành Du lịch, Nhà hàng khách sạn đang thu hút rất nhiều lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt là các ngành mới các trường đại học tại Đài loan đang có rất nhiều học bổng thu hút học sinh quốc tế, nhất là du học sinh từ Việt Nam.
Công ty Cổ phần Quốc tế Kaizen ./.
Ngày đăng bài: 2023-06-28 17:13:04
Đài Loan ( Taiwan) là một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, cách Philippines 350km về phía Nam và cách Nhật Bản 1070km về phía Bắc. Đài Loan cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore được gọi là bốn con rồng châu Á.
Đảo Đài Loan nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục khoảng 180 km qua eo biển Đài Loan. Diện tích của đảo là 35.801 km² (13.822,8 mi²). Biển Hoa Đông nằm ớ phía bắc, phía tây là biển Philippines, eo biển Luzon thẳng hướng về phía nam và phía tây-nam của hòn đảo là Biển Đông. Đảo có sự tương phản giữa 2/3 lãnh thổ, chủ yếu ở phía đông gồm là vùng đồi núi hiểm trở, có 5 dãy núi chạy từ bắc xuống nam của đảo. Đồng bằng tập trung ở phía tây và cũng là nơi sinh sống của hầu hết cư dân Đài Loan. Điểm cao nhất Đài Loan là Ngọc Sơn cao tới 3.952 mét và 5 ngọn núi khác có độ cao trên 3.500 mét. Đài Loan được xếp là hòn đảo cao thứ tư trên thế giới. Công viên Quốc gia Taroko (Thái Các Lỗ) nằm ở vùng đồi núi phía đông của hòn đảo là một ví dụ điển hình cho địa chất, công viên có các hẻm núi và bị xói mòn bởi một dòng sông chảy siết.
Cũng giống Việt Nam, khí hậu Đài Loan gồm có 4 mùa: mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đài Loan thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 250c đến 280c. Phía Bắc Đài Loan thường có mưa lớn từ cuối tháng 10 tới tháng 3. Phía Nam khí hậu nóng hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa. Vào các tháng 7, 8 và 9 ở Đài Loan thường có bão. Khí hậu ở Đài Loan tương đối giống Việt Nam nên khi lao động qua làm việc sẽ dễ thích nghi hơn nhiều so với các nước khác .
- Dân số Đài Loan có khoảng 23 triệu người . Thành phố Đài Bắc là thủ phủ của hòn đảo này , là nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam.
- Ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Hoa phổ thông, ngoài ra còn có tiếng Đài Loan, Hakka và ngôn ngữ người bản địa
- Tiền Đài Loan được gọi là tiền Đài tệ, gồm có tiền giấy và tiền kim loại.
4, Về văn hóa, phong tục tập quán:
Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…rất giống với Việt Nam.
Những ngày lễ bạn có thể ghi nhớ để cùng thưởng thúc những nét đẹp văn hóa trong các ngày lễ ở đất nước này: - Tết Âm lịch là tết truyền thống đón năm mới, thường kéo dài 5 ngày, từ 30 tháng chạp đến ngày 4 tháng giêng âm lịch.
- Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tết Đăng tiết hay tết nhỏ) diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch.- Tết Đoan ngọ: vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, người Đài Loan tổ chức tết Đoan ngọ khắp mọi nơi.- Tết Thất tịch: ngày 7 tháng 7 hàng năm được coi là ngày Tết tình nhân của người Trung Quốc.- Tết Trung thu: diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày sinh của thần mặt Trăng, trăng tròn và sáng nhất năm.- Tết Đông chí: được tổ chức vào ngày 22 và 23 tháng 12 dương lịch hàng năm, đây là ngày đông chí, đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Người dân Đài Loan ăn tết tượng trưng cho sự sum họp gia đình.
5, Tập quán sinh hoạt và làm việc:
Phong tục tập quán sinh hoạt của người Đài Loan không khác nhiều so với người Việt Nam. Người Đài Loan thường ăn sáng bằng bánh bao, trứng rán, bánh mì, sữa đậu nành để cung cấp năng lượng cho 1 ngày làm việc. Bữa trưa họ thường ăn trong các quán ăn hoặc cơm hộp. Bữa tối ăn ở nhà hoặc tại các quán ngoài phố. Người Đài không có thói quen uống bia, rượu vào bữa trưa và sáng mà chỉ uống nước hoa quả hoặc cà phê. Trong công việc người Đài rất chăm chỉ và có nhiều đức tính tốt như:- Luôn nghe theo sự chỉ bảo của chủ hoặc của người điều hành;- Không phàn nàn dù công việc khó đến đâu , sẵn sàng giúp chủ hoàn thành công việc khi được chủ yêu cầu, làm ngoài giờ;- Không bao giờ nói dối, lừa gạt chủ hay người điều hành mà luôn có sự hợp tác để hoàn thành công việc;- Ông chủ hoặc người điều hành cũng làm việc như người khác không có sự phân biệt cấp bậc chủ tớ. Nhờ có những đức tính này mà người Đài Loan rất thành đạt trong công việc và cuộc sống và được nhiều người ở quý trọng .
6, Phong cách giao tiếp khi làm việc:
Người Đài Loan rất hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở trong giao tiếp. Luôn nói lời “cám ơn” khi được người khác chỉ dẫn hoặc giúp đỡ và nói lời “xin lỗi” khi có sơ suất hay phiền hà người khác. Trong giao tiếp, người Đài thường hay nói to, ít để bụng hoặc chấp nhặt lẫn nhau. Người Đài Loan thích sử dụng các nghi lễ quốc tế kể cả nghi lễ bắt tay, nói chung bạn khong cần phải lo lắng nhiều về các nghi lễ xã giao của người Đài Loan. Ví dụ nói “làm ơn” và “cám ơn” là cần thiết nhưng không cần phải cúi gập người khi chào như ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đài Loan còn được mệnh danh là “Cộng Hoà Ẩm Thực Quốc Tế.” Đối với người Đài Loan, ăn uống là một nghệ thuật và là một cách thể hiện văn hóa. Vì Đài Loan có lịch sử lâu đời nên ẩm thực cũng khá đa dạng. Ẩm thực Trung Quốc trải qua hàng nghìn năm đã trở thành một loại hình nghệ thuật được áp dụng từ kinh nghiệm thực tiễn, hài hoà khẩu vị. Sự nhấn mạnh về sự tôn trọng thực khách được thể hiện trong gia vị, màu sắc, vị, và hình thù của các món. Đó là lý do vì sao đồ ăn Trung Quốc trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều thực khách. Tại Đài Loan, kỹ thuật nấu từ các vùng Trung Quốc hội tụ và người Đài không chỉ thông thạo được các kỹ thuật trên mà còn thêm những cái mới lạ cho món ăn của mình. Vì thế hàng năm Đài Loan thu hút nhiều du khách ghé thăm để thưởng thức các món ăn Trung Hoa độc đáo từ bánh bao hấp nhỏ đến thịt viên đun sôi.
Không chỉ tại đây có các món Trung Quốc mà còn là nơi hội tụ của những đặc sản khác trên thế giới. Nếu bạn muốn thử một món nào khác khẩu vị quen thuộc của mình, Đài Loan có tất cả. Bạn chỉ cần xem mình thích món Mỹ, Châu Âu, Ý, Đông Á, hay vùng Mediterranenan. Người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ và ăn trầu.
8, Kinh tế: Đài Loan là nước có nền công nghiệp phát triển hiện đại, có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp tại Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.
Từ năm 1990, Đài Loan bắt đầu nhận lao động của các nước Thái Lan, Philipines, Inđônesia và Malaysia vào làm việc và từ tháng 11 năm 1999 đến nay Đài Loan tiếp nhận thêm lao động Việt Nam. Lao động nước ngoài làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường và cả trong lĩnh vực giúp việc gia đình, bệnh viện và các khu điều dưỡng (Đài Loan gọi là Khán hộ công). Số lượng lao động nước ngoài thường xuyên có mặt tại Đài Loan vào khoảng trên 32 vạn người. Riêng Việt Nam có khoảng hơn 8 vạn lao động, trong đó có gần 60.000 lao động làm giúp việc gia đình và khán hộ công.
Đài Loan thuộc khu vực Thái Bình Dương, phía nam giáp với Biên đông và phía đông giáp với Trung hải. Đài Loan còn một số đảo nhỏ ở kế bên như: Lan Tư, Lục Đại, quần đảo Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ...
Đài Loan chia toàn lãnh thổ đảo thành ba khu hành chính: gồm Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc là khu vực phát triển nhất và tập trung nhiều khu công nghiệp ở đó. Đài Bắc còn có một ngành điện ảnh phát triển. Đài Trung cũng có khu công nghiệp nhưng ít hơn ở Đài Bắc. Đài Nam chủ yếu là vùng nông nghiệp.
Về đơn vị hành chính, phần lãnh thổ Trung Quốc mà chính quyền Đài Loan quản lý được chia thành tỉnh Đài Loan, tỉnh Phúc Kiến, thành phố Đài Bắc, và thành phố Cao Hùng. Tỉnh Đài Loan lại được chia thành 18 huyện và 7 thành phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh Phúc Kiến được chia thành 2 huyện. Thành phố Đài Bắc được chia thành 12 khu. Thành phố Cao Hùng được chia thành 10 khu. Các huyện lại được chia thành thành phố trực thuộc huyện (縣轄市), trấn (鎮) và hương (郷). Hiện thành phố trực thuộc huyện của Đài Loan gồm có 32 đơn vị. Các thành phố trực thuộc huyện được chia thành các lý (里) nhưng đây không hoàn toàn là một đơn vị hành chính thực thụ.
Đảo Đài Loan người đông đất ít. Tính đến cuối năm 2008, dân số Đài Loan là 23 triệu người, trung bình mỗi một kilômét vuông có 640 người.
Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi giảm xuống còn 25,8%, tỷ lệ dân số từ 15-64 tuổi tăng lên đến 67,4%, và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng lên đến 6,8%.
Dân số Đài Loan rải rác không đồng đều ở các khu vực. Vùng núi có diện tích chiếm 1/3 tổng diện tích Đài Loan, có độ cao so với mặt biển trên 1000 mét, nhưng trung bình mỗi một kilômét vuông chỉ có hơn 20 người. Còn ở thành thị, mỗi một kilômét vuông có hơn 4800 người, nhất là ở thành phố Đài Băc, Cao Hùng, Đài Trung, Cơ Long, Tân Trúc, Gia Nghĩa, Đài Nam. Diện tích của 7 thành phố nói trên chỉ chiếm 2,9% tổng diện tích cả tỉnh, nhưng dân số chiếm 31% tổng dân số Đài Loan. Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tôc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hồi, dân tộc Mèo, dân tộc Cao Sơn v.v. Trong đó dân số dân tộc Hán chiếm trên 97% tổng dân số. Cộng đồng dân tộc Hán chủ yếu gồm người miền nam Phúc Kiến và người Khách Gia. Phần lớn người miền nam Phúc Kiến có quê quán Thuyền Châu hoặc Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, và phần lớn người Khách Gia có quê quán Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng Đông.
Dân tộc Cao Sơn là dân tộc thiểu số có dân số nhiều nhất ở Đài Loan. Về nguồn gốc của dân tộc Cao Sơn, có nhiều giải thích khác nhau, nhưng ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ông cha của dân tộc Cao Sơn Đài Loan là từ đất liền Trung Quốc di chuyển tới Đài Loan. Dân tộc Cao Sơn sinh sống chủ yếu tại các vùng núi cao của Đài Loan. Cho tới nay, dân số của dân tộc Cao Sơn luôn duy trì tăng trưởng, tính đến năm 2001, dân tộc Cao Sơn đã có 415.000 người.
Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại. Để giữ được xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào lọai lớn so với những nước phát triển. Gần đây, Đài Loan và Trung Quốc đã mở giao thông vận tải, du lịch và đã liên kết tăng cường khả năng kinh tế giữ hai chính phủ. Trong năm 2008 Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ để trở thành nguồn nhập khẩu lớn thứ hai của Đài Loan - sau Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới 2% trong năm 2008, do sự phát triển toàn cầu chậm lại
Ngôn ngữ chính thức được dùng tại Đài Loan là tiếng Phổ thông Trung Quốc (người Đài Loan gọi là Quốc Ngữ), tiếp theo đó là tiếng Mẫn Nam (tức tiếng Phúc Kiến), tiếng Hẹ (từ dùng chỉ người Khách gia Trung Quốc, còn gọi là Hakka, Hakas), và một bộ phận nhỏ nói tiếng Cao Sơn (tiếng bản địa, thứ tiếng của dân tộc thiểu số) do đại bộ phận người Đài Loan được di cư từ tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông sang.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ DỊCH THUẬT OSC
Trụ sở chính: Số 24 Ngõ 184 Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02435 666 668; 0972 096 096 / 0987 932 932 - Fax: 02435 666 668
Facebook: www.facebook.com/duhocosc
Youtube: www.youtube.com/duhocosc