Trường Đại học Hà Nội đào tạo những ngành gì?

Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh – loại ngôn ngữ số 1 thế giới để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo; đồng thời sinh viên cũng được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Với những gì được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc:

Những trường đại học có ngành Ngôn ngữ Anh tại Hà Nội:

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ

Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo quy định.

Chương trình học tập: Xem chi tiết tại đây

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành như thế nào?

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang bị cho sinh viên:

– Kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, văn học, đất nước học Trung Quốc;

– Kiến thức về biên, phiên dịch trong các lĩnh vực dịch thuật ngoại giao, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, công nghệ, du lịch, báo chí, pháp luật.

– Các kỹ năng, kỹ xảo trong biên, phiên dịch.

– Năng lực trình bày, phân tích mạch lạc và có phương pháp (bằng văn bản hay ngôn ngữ nói) với từ vựng và thuật ngữ phù hợp các nội dung chuyên môn bằng tiếng Trung Quốc.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc học những gì?

Ngôn ngữ Trung Quốc là một ngành học giúp sinh viên  nắm vững và vận dụng các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, triết học, xã hội học, cơ sở văn hóa Việt Nam, ngôn ngữ học, tiếng Việt, lịch sử văn minh thế giới, lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam v.v… Các kiến thức cơ sở về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ pháp, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, văn học Trung Quốc; các kiến thức chuyên ngành như lý thuyết dịch, thực hành dịch, và các năng lực biên phiên dịch chuyên sâu ở các cấp độ phù hợp với trình độ đại học về Ngôn ngữ Trung Quốc

Theo học ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc sinh viên có được năng lực nghề nghiệp gì?

– Biết ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo cùng với những tri thức thông tin cá nhân tự trang bị vào các công việc thuộc lĩnh vực có sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc.

– Có khả năng biên phiên dịch trong các công tác đối ngoại, thương mại, đầu tư, văn phòng, du lịch, v.v…

– Am hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam và các kiến thức về văn hóa văn minh Trung Hoa, hiểu biết lịch sử cũng như các vấn đề đương đại, với vốn từ và thuật ngữ phù hợp.

– Có khả năng tiếp cận về kiến thức, thông tin đương đại để cập nhật, nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực biên phiên dịch cũng như giảng dạy của cá nhân.

– Có năng lực tiếng Anh trình độ B1 và tin học cơ bản để sử dụng trong học tập và công việc.

– Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời.

Những yêu cầu đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì?

– Kỹ năng nghề nghiệp sử dụng tiếng Trung Quốc: Có kỹ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết  bằng tiếng Trung Quốc tương đương HSK cấp 5 theo quy định đạt chuẩn quốc tế đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Biết vận dụng những nguyên lý soạn văn bản, xây dựng phong cách, kỹ thuật hùng biện và nguyên tắc trích dẫn là những kiến thức đã học được để giao tiếp thành thạo và hiệu quả với người dùng tiếng Trung Quốc (bản ngữ hay phi bản ngữ) một cách chuyên nghiệp.

–  Sử dụng tốt các công cụ công nghệ số (máy ghi âm, laptop, thiết bị thông minh, các phần mềm ứng dụng…) làm phương tiện trợ giúp công việc giảng dạy, dịch thuật, biên – phiên dịch và các công việc nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

– Kỹ năng tự học, tự trau dồi nâng cao  năng lực chuyên môn, cũng như có kỹ năng tra cứu, tìm kiếm, phân tích và xử lý các thông  tin mới trong lĩnh vực chuyên ngành để thực hiện công việc chuyên môn của mình.

–  Kỹ năng trình bày: Có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ Trung Quốc để trình bày nhằm giải thích và thuyết phục những ý tưởng đối với đối tác hoặc diễn giả, thông qua các kỹ thuật trình chiếu ( phim, ảnh, video, slide,…)

–  Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng tham gia tích cực, làm việc hiệu quả, với chức năng là một thành viên hoặc trưởng nhóm trong các nhóm dự án.

– Ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng ngoại ngữ thứ hai là tiếng Anh tương đương trình độ B1- Khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương 450 điểm TOEIC trong giao tiếp và tham khảo tài liệu chuyên ngành.

– Tin học: Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng trợ giúp cho công việc dịch thuật và giảng dạy.

Sinh viên Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Mở Hà Nội tham gia chương trình “Chinese Camp” tại Đại học Quảng Tây – Trung Quốc

– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực dịch thuật và dịch thuật đối ngoại.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe và lối sống lành mạnh.

– Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tinh thần làm việc tập thể.

– Có ý thức cầu thị, thường xuyên phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. – Luôn tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ra trường làm gì?

– Cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc: có thể tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông, kinh tế, thương mại, du lịch …

– Có khả năng làm việc tại các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, các công ty mà tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ làm việc chính thức, hoặc có mối liên lệ thường xuyên với các quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Trung Quốc như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore, v.v…

– Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến công tác đối ngoại, làm việc tại các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh mà tiếng Trung Quốc được sử dụng thường xuyên…

– Làm biên – phiên dịch trong các lĩnh vực dịch thuật ngoại giao, thương mại, giáo dục, y tế, báo chí, truyền thông, du lịch…

– Biên tập các bản tin tiếng Trung cho đài truyền hình, đài phát thanh hoặc các công ty truyền thông.

– Giảng dạy tiếng Trung Quốc tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, THPT hoặc THCS nơi có bộ môn tiếng Trung Quốc.

– Nghiên cứu khoa học tại các Viện nghiên cứu có lĩnh vực nghiên cứu thường xuyên là Ngôn ngữ Trung Quốc.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường?

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Mở Hà Nội sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp:

– Có năng lực tự học tập nghiên cứu và tự học suốt đời để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công việc.

– Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về Chính trị quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Văn hóa đối ngoại tại các Trường, Viện trong và ngoài nước.

– Đủ trình độ để học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.

– Đủ trình độ học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc và các chuyên ngành phù hợp khác tại các trường trong và ngoài nước.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ

Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo quy định.

Chương trình học tập: Xem chi tiết tại đây

Ngành Công nghệ Thông tin tại Trường Đại học Mở Hà Nội cung cấp cho sinh viên một nền tảng vững chắc và toàn diện, trang bị kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ thông tin như Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và An toàn hệ thống, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo. Với một chương trình học được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để định hình tương lai công  nghệ.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin có thể nắm giữ các vai trò chủ chốt trong việc đề xuất, phát triển, vận hành, đảm bảo an toàn, đánh giá các giải pháp, sản phẩm CNTT hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0 và góp phần thúc đẩy phát triển của các ngành nghề và xã hội.

Sinh viên được học tập trong môi trường tốt, hiện đại; được tiếp cận các trang thiết bị, hệ thống máy tính hiện đại. Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động, chương trình, các cuộc thi về công nghệ và các sân chơi nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp nhằm áp dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tế.

Công nghệ Thông tin ngày càng phát triển, có vị trí trọng yếu trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng, khoa học công nghệ … đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số, sản xuất thông minh và kinh tế tri thức mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn cho sinh viên tốt nghiệp từ HOU. Từ vị trí lập trình viên, nhà phân tích hệ thông, đến chuyên gia an ninh mạng, cánh cửa tới sự nghiệp thành công luôn mở rộng chào đón những tài năng mới. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm ít nhất một trong số các công việc sau:

Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm

Phân tích nghiệp vụ, Phân tích và thiết kế hệ thống

Thiết lập và Quản trị hệ thống, Mạng

Phát triển hệ thống thông minh/ trí tuệ nhân tạo

Đảm bảo an ninh mạng/ an toàn hệ thống.

Đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực đối ngoại; nắm vững các kiến thức cơ sở ngành ngôn ngữ Anh, Lý thuyết dịch, Phân tích diễn ngôn, các kiến thức bổ trợ dịch thuật và các năng lực biên phiên dịch chuyên sâu ở các cấp độ phù hợp với trình độ đại học về Anh ngữ; có kiến thức mở rộng về văn hóa, văn học, ngôn ngữ; sử dụng lưu loát tiếng Anh qua bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tương đương tối thiểu 550 điểm TOEFL (PAPER) hoặc tối thiểu 6.5 điểm IELTS…

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành biên phiên dịch tiếng Anh có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông; các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế với tư cách trợ lý, thư ký phụ trách văn phòng, hoặc các công ty nước ngoài hoặc các công ty liên doanh với nước ngoài với các chức danh tương ứng.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Mở Hà Nội sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp trong các khóa học, bồi dưỡng nâng cao trong và ngoài nước; học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành theo nhu cầu cá nhân; học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) các chuyên ngành có liên quan trong và ngoài nước.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 141 tín chỉ

Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo quy định.

Chương trình học tập:   Xem chi tiết tại đây

Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội có khả năng:

– Ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo cùng với những tri thức thông tin cá nhân tự trang bị vào các công việc biên – phiên dịch cũng như giảng dạy tiếng Anh.

– Biên phiên dịch Anh-Việt, Việt Anh trong các công tác đối ngoại, thương mại, đầu tư, văn phòng, du lịch, v.v…

– Am hiểu lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam, có kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội của các nước nói tiếng Anh.

– Có khả năng tiếp cận kiến thức, thông tin đương đại thông qua tiếng Anh để cập nhật, nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cũng như trong cuộc sống.

– Có khả năng tự học và học tập liên tục.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội phải có năng lực thực hành tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết) đạt bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương đương cấp độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu.

Sau khi ra trường, Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội có thể tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông, kinh tế, thương mại, du lịch, các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các công ty, v.v. Đặc biệt còn có thể tham gia giảng dạy tiếng Anh tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.