Hiện nay, nhiều nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang phải gánh chịu áp lực kinh tế và sụt giảm sức cầu dẫn đến một loạt các đợt cắt giảm sản xuất quy mô lớn, thậm chí nhiều nhà máy lớn phải tạm ngừng hoạt động. Không nằm ngoài bối cảnh này, ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt thách thức do sự ngưng trệ các ngành sản xuất sử dụng thép như công nghiệp xây dựng, hạ tầng cơ sở… và sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước và một số nước lân cận. Chi phí đầu vào tăng cao, sản lượng bán hàng thấp, lượng hàng tồn kho lớn, cộng thêm sức ép từ lãi suất vay vốn và chênh lệch tỷ giá dâng cao… đang là những thách thức bủa vây ngành thép Việt.
Chưa khắc phục triệt để tình trạng sợ trách nhiệm
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 2,96% so với cùng kỳ, bình quân 8 tháng tăng 3,1%, tốc độ tăng CPI tiếp tục xu hướng giảm; sản xuất nông nghiệp duy trì đà tăng khá. Khu vực dịch vụ tăng nhanh.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng 7,6% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 8 tháng đạt khoảng 103.700, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định tăng trưởng kinh tế còn đối mặt nhiều thách thức khi thấp hơn mục tiêu đề ra, đặc biệt là khu vực công nghiệp và xây dựng, xuất nhập khẩu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, đầu tư tư nhân trong nước chỉ tăng 2,1%, thấp hơn cùng kỳ nhiều năm, thu hút dự án lớn gặp khó; tăng trưởng tín dụng đến 28-8 chỉ đạt 5,16%...
Một số cơ chế chính sách chậm sửa đổi, còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, thủ tục hành chính được cắt giảm nhưng một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp. Bất cập trong quy định phòng cháy chữa cháy, đăng kiểm vẫn chưa khắc phục triệt để, tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai của một bộ phận cán bộ thực thi công vụ dẫn tới sự trì trệ, kém hiệu quả trong giải quyết công việc...
Theo đó, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh các giải pháp gồm: tập trung thúc đẩy phát triển hiệu quả thị trường trong nước; tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế. Đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, cải cách hành chính...
Tình hình thế giới phức tạp, trong nước kinh tế vĩ mô ổn định
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, hậu quả của dịch COVID-19 còn kéo dài; cạnh tranh chiến lược gia tăng; xung đột tại Ukraine còn phức tạp.
Kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng tăng trưởng giảm, lạm phát có chững lại nhưng neo ở mức cao, phục hồi chậm, cả tổng cung và tổng cầu khó khăn. Do vậy, nhiều thị trường lớn của Việt Nam đều gặp khó khăn về tăng trưởng. Các vấn đề liên quan năng lượng khi nguồn cung dầu thô thu hẹp, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đặt ra.
Trong nước, nền kinh tế chịu "tác động kép" từ các yếu tố bất lợi bên ngoài (nhất là thị trường xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng, đầu tư, tiền tệ, tài chính…) và các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đánh giá kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại khó khăn liên quan tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, xử lý các dự án thua lỗ, yếu kém.
Lĩnh vực da giày, dệt may đã có đơn hàng nhiều hơn nhưng tăng trưởng công nghiệp vẫn có khó khăn; tiếp cận tín dụng khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp...
Mặc dù vậy, kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tạo đà đạt kết quả cao hơn trong những tháng cuối năm. Do đó, Thủ tướng đề nghị thảo luận, phân tích kỹ lưỡng các vấn đề để đưa ra giải pháp thời gian tới, trên tinh thần kết quả năm 2023 phải cao hơn năm 2022 như chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: VGP
Báo cáo tình hình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết mặc dù vẫn còn phải đối mặt với khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà cho quý 3 và cả năm 2023.