Giáo hội Công giáo đã trải qua hơn 2000 năm hình thành và phát triển, được chia thành bốn giai đoạn: Cổ đại, Trung đại, Cận đại và Hiện đại. Có những giai đoạn, tưởng chừng Giáo hội sẽ sụp đổ hoàn toàn khi rơi vào những cơn khủng hoảng, suy thoái trầm trọng. Nhưng trong thánh ý và chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đến nay Giáo hội vẫn tồn tại và mở ra với thế giới như một khí cụ của lòng xót thương để chữa lành, để bảo vệ cho công lý, hòa bình, hiệp nhất và yêu thương. Nhìn lại lịch sử Giáo hội cũng là nhìn lại lịch sử cứu độ, lịch sử tình thương mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại, từ đó thêm lòng tin tưởng, cảm thông và mộ mến Giáo hội hơn, vì lịch sử không chỉ là quá khứ nhưng còn là bài học cho hiện tại và hướng mở đến tương lai. Bài làm xin trình bày cách tổng quát dòng Lịch sử Giáo hội qua các giai đoạn được phân chia.
Các loại hình thư viện và mạng lưới thư viện ở Việt Nam
Để phân chia được chính xác các loại hình thư viện, thường căn cứ vào những đặc điểm giống nhau, khác nhau của thư viện để chia thành từng nhóm, đó có thể là chức năng, nhiệm vụ, tài liệu, sách báo mà thư viện cung cấp. Ngoài ra, còn dựa vào phương thức phục vụ, ví trí lãnh thổ, cách thức quản lý để phân rõ loại hình thư viện.
Mạng lưới thư viện là một hệ thống các thư viện gắn kết, hợp tác với nhau để chia sẻ tài liệu, tài nguyên. Mục tiêu của mạng lưới thư viện là mở rộng phạm vi và tiếp cận của độc giả đến các tài liệu và dịch vụ thư viện mà không bị giới hạn bởi địa lý hay cơ sở vật chất.
Thư viện theo pháp luật Việt Nam (Khoản 1, Điều 9 Luật Thư viện) được chia làm 8 loại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương được gây dựng ngày 29/11/1917. “Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước” với nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ tại Điều 4, Điều 10 Luật thư viện.
2. Thư viện công cộng: Theo Điều 11 Luật thư viện “Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân”. Thư viện công cộng thường được đặt tên theo cấu trúc: Thư viện + cấp hành chính + tên địa phương.
3. Thư viện chuyên ngành: Khoản 1, Điều 12 Luật thư viện có chỉ rõ “Thư viện chuyên ngành là thư viện trong đó các tài nguyên thông tin được phân bổ chuyên sâu về một ngành hoặc nhiều ngành, lĩnh vực để phục vụ cho các cán bộ, công viên chức, người lao động của cơ quan chủ quản. Mục đích của thư viện chuyên ngành là để phục vụ các hoạt động nguyên cứu, tích lũy các kiến thức cũng như kinh nghiệm mang tính ứng dụng cao vào đời sống
4. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân: Là thư viện của các đơn vị Quân đội, công an nhân dân với các tài nguyên chuyên ngành quốc phòng, an ninh để phục vụ cho các chiến sĩ, Nhân dân địa phương.
5. Thư viện cơ sở giáo dục đại học hay Thư viện đại học: Là thư viện đặc trưng tại Việt Nam, phần lớn các trường đại học đều sở hữu một thư viện riêng để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập của giáo viên, sinh viên. Hiện nay, các thư viện đại học đang rất tích cực trong việc xây dựng kho
để giúp bạn đọc, giảng viên tiếp cận tài nguyên nhanh chóng, tiện lợi.
6. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác: tài nguyên trong loại hình thư viện này là các tài nguyên phục vụ người dạy và học trong các cơ sở giáo dục. Số lượng tài liệu trong thư viện cũng ít hơn và không đa dạng như thư viện đại học.
7. Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng: Là thư viện có thêm sự gia nhập của thư viện khác, các tài liệu, thông tin được tổng hợp do cộng đồng dân cư thành lập tại các trung tâm cộng đồng như văn hóa, thể thao, bưu điện xã, thị trấn…. Thư viện tư nhân có chức năng phục vụ cộng đồng là thư viện do tổ chức, cá nhân có chuyên ngành của Việt Nam thành lập và đảm bảo kinh phí để hoạt động.
8. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam: Đây là loại hình thư viện mang tính đặc thù riêng và không phổ biến trong nước ta bởi lo sợ sự ảnh hưởng của việc truyền bá tư tưởng, du nhập văn hóa, truyền bá thông tin gây mất trật tự, ảnh hưởng đến chính trị xã hội trong nước.
Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:
a) Thư viện công lập: Đây là các thư viện được đầu tư và bảo đảm hoạt động bởi Nhà nước được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc được điều chỉnh theo mô hình phù hợp với cơ quan chủ quản.
b) Thư viện ngoài công lập: Đây là các thư viện do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc cộng đồng dân cư đầu tư và bảo đảm hoạt động. Các thư viện này thường được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp hoặc mô hình khác.
Hướng đến Kỷ niệm 107 năm (29/11/1917 - 29/11/2024), được sự đồng ý của Đảng ủy, Lãnh đạo đơn vị, sáng ngày 21/11/2024, Ban Chấp hành Công đoàn TVQG đã tổ chức Hội thi văn nghệ với chủ đề: “Tự hào tiếp bước”. Hội thi diễn ra trong không khí tưng bừng, tràn đầy cảm xúc, thu hút hơn 100 thí sinh đến từ 09 Tổ Công đoàn thuộc các phòng, ban trong đơn vị. Đây là là sân chơi thú vị, bổ ích giúp cho các đoàn viên công đoàn của TVQG có cơ hội giao lưu, gần gũi đồng thời bộc lộ tài năng ca hát, phát huy khả năng sáng tạo, khẳng định bản thân.
Từ ngày 15-17/11/2024, tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất, Hội nghị thường niên của diễn đàn Giám đốc Thư viện Quốc gia các nước châu Á – châu Đại Dương lần thứ 30 (CDNL-AO 30) và Hội thảo chuyên đề “Thư viện và sự phát triển bền vững” đã diễn ra tại Thư viện Mohammed bin Rashid với sự tham gia của 33 đại biểu đại diện 16 thư viện quốc gia các nước trong khu vực. Đoàn Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) do bà Nguyễn Ngọc Anh, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn tham dự và tham luận tại Hội nghị với chủ đề “Thư viện xanh: Điểm hội tụ, kết nối, chào đón tri thức”
Từ ngày 27-30/10/2024, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Uỷ ban Phát triển Văn hoá đọc cho trẻ em các nước ASEAN - Hàn Quốc với mục tiêu tập trung vào sự tiến bộ trong việc phát triển nâng cao văn hoá đọc và trình độ đọc, viết của trẻ em ASEAN - Hàn Quốc đã được tổ chức tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Thư viện Quốc gia Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của Dự án đã tham gia cùng đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu chung đã đề ra và thảo luận về định hướng hợp tác lâu dài giữa các nước thành viên.
Cập nhật Nhan đề Tác giả Ký hiệu PL/XG Năm xuất bản và Nhan đề Năm xuất bản và Tác giả