Thử nghiệm kích thích phế quản được sử dụng để chẩn đoán các tình trạng như hen suyễn, đặc biệt là khi đo phế dung là bình thường nhưng có nghi ngờ về tăng phản ứng đường thở. Thử nghiệm có thể được thực hiện bằng methacholine dạng hít, tập thể dục hoặc tăng thông khí tự nguyện (EVH) bằng cách sử dụng không khí ở nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc nhiệt độ lạnh.

Sự thay đổi của nước ối trong suốt thai kỳ

Ở giai đoạn đầu, nước ối được hình thành do sự thẩm thấu của huyết thanh người mẹ qua màng ối hoặc thẩm thấu của huyết thanh con qua da thai nhi. Đến khi thai nhi được 10 - 12 tuần tuổi, nước ối được hình thành do nước tiểu tiết ra từ thận và dịch từ phổi của thai nhi.

Lượng nước ối tuần 16 - 32 đạt từ 250 - 800ml, rồi tăng lên 1.000ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi. Từ thời điểm này, lượng nước ối sẽ giảm dần đi và còn lại độ chừng 500ml cho đến lúc sinh. Do đó, nếu tuổi thai càng lớn, thì chỉ số nước ối càng ít đi.

Những bất thường có thể gặp về thể tích nước ối

Đa ối: Khi thể tích nước ối trên 2000ml: thường gặp trong đa thai và một số bất thường về hệ thần kinh trung ương của thai như: thai vô sọ, não úng thủy, thoát vị não màng não, cột sống chẻ đôi,... hoặc có thể do nguyên nhân bệnh lý của màng ối, bánh nhau dây rốn, phù nhau thai, thai nhi to, mẹ bị tiểu đường,...

Hiện tượng đa ối nếu do nguyên nhân dị tật hay dị dạng sẽ có tiên lượng rất xấu. Đa ối sẽ làm cho bé di động trong tử cung khiến dây rốn quấn cổ, ngôi bất thường. Đa ối làm bụng mẹ căng to, khó thở, dễ có cơn co tử cung và chuyển dạ sinh non.

Thiểu ối hay ít ối, vô ối: Khi thể tích nước ối dưới 200ml, tình trạng thường gặp trong bất thường hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa thai nhi như: hẹp thực quản, không có dạ dày, van niệu đạo sau ở bé nam, bất sản thận,... Thiểu ối còn gặp trong tình trạng mẹ suy dinh dưỡng, thai suy dinh dưỡng, thai quá ngày sinh, vỡ ối sớm,...

Nếu tình trạng thiếu ối xuất hiện sớm vào tam cá nguyệt thứ 2 có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai như: trật khớp háng bẩm sinh, xơ cứng các khớp, tay chân khoèo do không cử động tốt được trong buồng tử cung ít nước ối, thiểu sản phổi gây suy hô hấp,...

Trường hợp xảy ra vào tam cá nguyệt thứ ba gây ảnh hưởng nghiêm trọng như: tay chân khoèo, xơ cứng khớp, thiểu sản phổi và điều quan trọng là chèn ép dây rốn, bé dễ bị suy thai và không bình chỉnh được ngôi thai có thể có những ngôi bất thường gây đẻ khó. Điều này khiến cả mẹ và bé đều nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài: (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/  trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.

Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.

OUSIA (HÊ): bản thể, tồn tại, bản chất

[t.Latinh: substantia; t.Pháp: la substance, l’être, l’essence]

Ousia là một thể từ được rút ra từ chữ ousa, phân từ giống cái của động từ eïnaï : tồn tại. Giống trung của phân từ này là on : cái đang tồn tại, cái tồn tại. Vì thế, chữ ousia có nghĩa là cái đang tồn tại, cái hiện hữu thực sự ở bên ngoài tư tưởng của chúng ta.

Thuật ngữ này được các tác gia không thuộc lãnh vực triết học sử dụng với nghĩa có : tài sản, của cải, cơ nghiệp. Từ này có thể trông có vẻ nghịch lý, nhưng lại hoàn toàn không nghịch lý chút nào : với người bình thường, cái thực tế và chắc chắn là cái gì hữu dụng và sinh lợi. Các triết gia sử dụng chữ ousia một cách chuyên biệt với hai lớp nghĩa: thực tại, tức là tồn tại xét như là cái đang hiện hữu ; bản chất, tức là bản tính của cái tồn tại ấy.

Ta bắt gặp thuật ngữ này ở Héraclite, khi ông tuyên bố rằng bản thể của sự vật phục tùng sự biến đổi : métabolê. (fr. 91).

Chính với Platon mà chữ này đi vào triết học ; ông đối chiếu nó với nhiều nghĩa khác nhau, nhất là [nghĩa] Tồn tại ; trong Théétète (185c) : ousia và mê eïnaï = tồn tại và không-tồn tại, nhưng luôn theo tinh thần của nghĩa thứ nhất, và nhất là :

Chính Aristote, người đã xét một cách có hệ thống quan niệm của ông về ousia như là bản thể, theo ba bình diện : lôgíc học, vật lý học và siêu hình học.

Các nhà Khắc kỷ cho rằng có một bản thể phổ quát (hê ousia tôn holôn, Marc Aurèle, VI, 1), nhưng họ không tìm cách định nghĩa khái niệm ấy. Không có bản thể cá biệt, vì mọi tồn tại là một phân mảnh của Tồn tại duy nhất.

Plotin sử dụng chữ ousia theo những nghĩa giống với Platon :

Nếu xét nghiệm cho thấy có tinh thể trong cặn lắng nước tiểu, bạn cần phải cẩn trọng với bệnh sỏi thận và một số biến chứng nhiễm trùng đường niệu. Do đó đây là một vấn đề không thể chủ quan. Vậy tinh thể trong nước tiểu là gì và có những loại tinh thể nào?

Tinh thể trong nước tiểu là gì? Có những loại tinh thể nào?

Tinh thể trong nước tiểu chính là sự kết tụ của một số chất hóa học có trong nước tiểu. Ở một số trường hợp tinh thể nước tiểu là do thừa protein hoặc thừa vitamin C ở những người khỏe mạnh, do vậy nhiều loại tinh thể trong nước tiểu là vô hại. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xuất hiện tinh thể trong nước tiểu là do các bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt khi ngoại những tinh thể bất thường trong mẫu nước tiểu, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, thậm chí có lẫn máu trong nước tiểu.

Tinh thể trong nước tiểu có hình dạng khác nhau

Trong nước tiểu có thể xuất hiện một số loại tinh thể sau:

Nguyên nhân gây ra tinh thể Axit uric trong nước tiểu là do tiêu thụ quá nhiều đạm, mắc bệnh sỏi thận, bệnh gout hay các bệnh nhân ung thư đang phải thực hiện hóa trị. Loại tinh thể này thường có màu nâu cam, vàng và có hình như chiếc thùng, kim cương, dạng tấm,…

Hình dạng của loại tinh thể này có thể hình phong bì, quả tạ và không có màu. Người khỏe mạnh cũng có thể xuất hiện loại tinh thể này trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu tinh thể canxi oxalat quá nhiều trong nước tiểu có thể dẫn đến sỏi thận. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như đau bụng, sốt, khó tiểu, buồn nôn,…

Ngoài ra, tình trạng hấp thụ phải ethylene glycol cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành canxi oxalat. Lúc này, bệnh nhân có thể xuất hiện kèm theo một số biểu hiện như kích ứng cổ họng, suy thận hay các vấn đề về hệ thần kinh trung ương.

Có thể xuất hiện trong nước tiểu người khỏe mạnh hoặc những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là loại tinh thể không có màu và thường có dạng hình chữ nhật, hình lăng trụ. Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu xét nghiệm thấy có tinh thể Magie amoni photphat và kèm theo một số triệu chứng lâm sàng như ớn lạnh, đau lưng dưới, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu đục, tiểu dắt, sốt.

Đau bụng kèm theo tinh thể trong nước tiểu

Thường gặp ở người bị sỏi thận, người bổ sung canxi. Những tinh thể này khá lớn, có hình đĩa tròn, bề mặt nhẵn và có màu nâu nhạt.

Loại tinh thể này hiếm gặp hơn và thường xuất hiện trong môi trường nước tiểu có tính axit. Tuy nhiên, người khỏe mạnh cũng có thể hình thành loại tinh thể này trong nước tiểu. Tinh thể axit hippuric giống như lăng kinh hay đĩa nam châm trong suốt, đôi khi có màu nâu vàng và thường kết dính lại với nhau.

Đây là dạng tinh thể rất nhỏ, có hình kim và dạng hạt. Tình trạng có tinh thể bilirubin trong nước tiểu nghĩa là bạn đang có nguy cơ phải đối mặt với bệnh gan. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, vàng da và sốt.

Loại tinh thể này không màu, xuất hiện đơn lẻ và thường có hình sao hoặc hình kim. Để Hạn chế tinh thể canxi photphat trong nước tiểu bằng cách uống nhiều nước hơn, bổ sung thêm canxi và vitamin D.

Có thể xuất hiện trong nước tiểu của người khỏe mạnh hoặc cũng có thể xuất hiện trong nước tiểu có tính kiềm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể xuất hiện trong trường hợp mẫu nước tiểu không được bảo quản đúng cách, dẫn đến thay đổi tính chất. Tinh thể có dạng hình cầu, màu nâu, có gai nhọn.

Tinh thể cholesterol thường do một số bệnh lý về thận gây ra hoặc do nước tiểu được bảo quản lạnh, có tính axit. Tinh thể hình chữ nhật với một vết cắt ở góc và trong suốt

Là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Những trường hợp sỏi thận do Cystine có kích thước khá lớn, thường không có màu và có hình lục giác. 2.11.

Thường gặp ở những trường hợp mắc bệnh gan. Tinh thể có màu vàng nâu, hình đĩa và có vòng đồng tâm. Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng,…

Nguyên nhân hình thành tinh thể tyrosine thường là do một số rối loạn chuyển hóa, có thể kể đến như bệnh gan. Loại tinh thể này không có màu và dạng hình kim.