Thời gian thành lập công ty phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp bạn chọn. Thông thường, quá trình thành lập công ty có thể kéo dài từ 15 đến 20 ngày làm việc trước khi bạn có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh một cách bình thường.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Thông qua việc thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng hợp được số lượng và thông tin của các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường. Từ đó, cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong công tác việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện quyền quản lý của các cơ quan có thẩm quyền mình tốt hơn.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp đăng ký thành lập thì nhà nước cũng sẽ nắm bắt được xu hướng thị trường và các yếu tố trong kinh doanh để kịp thời đưa ra các chủ trương chính sách, biện pháp điều tiết nền kinh tế hiệu quả.

Khi doanh nghiệp thành công đăng ký thành lập đồng nghĩa với hoạt động của doanh nghiệp đã được công khai trên thị trường. Điều này sẽ giúp tăng giá trị về niềm tin và thu hút được nhiều khách hàng hơn thực hiện giao dịch với doanh nghiệp.

Mặt khác, thành lập doanh nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động – giải quyết vấn đề tồn đọng lớn nhất của xã hội. Khi người lao động tìm được môi trường làm việc phù hợp sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp và gián tiếp đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Ngoài ra, người dân có việc làm, có đời sống ổn định cũng giúp các vấn đề an ninh trật tự xã hội ổn định hơn.

Một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp có nghĩa là mô hình doanh nghiệp có sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ, công ty phải được thành lập dựa trên tiêu chuẩn, chính sách và sự định hướng của nhà nước theo từng thời kỳ. Do đó, thành lập doanh nghiệp sẽ là nhân tố thiết yếu giúp phát triển môi trường kinh doanh và nền kinh tế đất nước.

Tóm lại, ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp rất quan trọng và điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho chủ thể doanh nghiệp, đồng thời còn đảm bảo trật tự quản lý nhà nước cũng như quyền lợi của các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động kinh tế.

Quyền được lựa chọn mức vốn đầu tư

Hiện nay Luật Doanh Nghiệp không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa để thành lập công ty. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về mức vốn đầu tư phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề có quy định về vốn pháp định, mức ký quỹ thì mức vốn đầu tư tối thiểu không được thấp hơn mức vốn pháp định, mức ký quỹ.

Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh

Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua vốn đầu tư và quy mô sử dụng người lao động. Trên thực tế, chủ doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động trong việc quyết định mức vốn đầu tư nhiều hay ít (trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định), quy mô sử dụng lao động lớn hay nhỏ mà không hề bị giới hạn mức tối thiểu, mức tối đa.

Bên cạnh đó, quy mô kinh doanh cũng được thể hiện thông qua việc chủ doanh nghiệp được quyền thành lập hoặc góp vốn thành lập nhiều doanh nghiệp, các tổ hợp kinh doanh theo mô hình công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế,… Lưu ý quyền này sẽ bị hạn chế với việc thành lập nhiều doanh nghiệp vô hạn cùng lúc.

Ví dụ một người không được thành lập hai hoặc nhiều công ty tư nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là việc một tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường, thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được bảo vệ theo quy định của pháp luật và Nhà nước.

Thành lập doanh nghiệp cần phải đảm bảo:

Ví dụ: Thành lập Công ty luật “X”

Trong ví dụ này, quá trình thành lập doanh nghiệp “luật X” yêu cầu sự chú tâm đến các yêu cầu pháp lý và quản lý chuyên nghiệp trong ngành luật để đảm bảo hoạt động được thực hiện một cách hợp pháp và hiệu quả.

Thỏa mãn mục đích kinh doanh

Không phải hoạt động kinh doanh nào cá nhân cũng có thể thực hiện mà bắt buộc phải thông qua tổ chức. Chẳng hạn như các ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh như dịch vụ hàng không, luật sư, môi giới bất động sản,… Do đó, chủ sở hữu cần thành lập doanh nghiệp để thỏa mãn mục đích kinh doanh của mình. Mặt khác, việc thành lập doanh nghiệp còn mang giá trị lợi ích lâu dài.

Ví dụ như các sản phẩm, dịch vụ bạn kinh doanh ngày càng phổ biến và bạn muốn giới thiệu chúng rộng rãi hơn ra ngoài thị trường thì sẽ cần đến thương hiệu. Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên trong việc tạo lập thương hiệu. Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch tăng độ nhận diện thương hiệu trong khách hàng, mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận.

Tăng khả năng huy động vốn linh hoạt

Việc thành lập doanh nghiệp giúp công ty huy động nguồn vốn để hoạt động, đồng thời trở thành một phần của thị trường kinh tế nên sẽ tạo được nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp hơn các loại hình khác.

Ngoài ra, theo khoản 3, Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định “Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này”. Theo đó, cá nhân sẽ có quyền góp vốn để thành lập công ty hoặc góp vốn vào công ty đang tồn tại. Điều này sẽ được chứng nhận bởi cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho tổ chức, cá nhân.

Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

Ngoài ra, đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Lưu ý: Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu năm 2023

Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu năm 2023, được thực hiện theo Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định nêu trên, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.