Câu hỏi: Người già muốn học thì gọi là gì?
Việc thực hành, luyện tập thường xuyên rất quan trọng
Sau khi bé đã hiểu được thế nào là phép chia, bố mẹ nên tạo điều kiện và cơ hội để bé được luyện tập, thực hành làm bài tập thường xuyên hơn. Ngoài những bài tập trong SGK, bạn có thể sưu tầm thêm nhiều kiến thức, bài tập trên internet, ngoài đời sống thực tiễn,… để phát triển năng lực học toán của trẻ tốt hơn.
Cùng bé học toán chia thông qua trò chơi
Thay vì chỉ học toán dựa trên sách vở, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp học thông qua trò chơi để gia tăng sự hứng thú khi học tập cho bé.
Ở đây, bạn có thể đầu tư những bộ đồ chơi học toán bán sẵn ngoài thị trường, hoặc tự tổ chức các trò chơi, cuộc thi nhỏ như đi chợ, thực hiện phép tính với đồ vật trong nhà, giải đố,… để qua đó giúp con dễ dàng ghi nhớ kiến thức và biết cách ứng dụng trong thực tế.
Các dạng phép toán chia thường gặp
Là một phép toán cơ bản, khi thực hiện các bài toán về phép tính chia sẽ có 2 trường hợp như sau:
Với phép chia này phải đảm bảo số bị chia lớn hơn số chia, thực hiện phép tính từ trái sang phải để tìm đáp án cuối cùng và không dư.
Cách tính được trình bày như sau:
Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b khác 0. Ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho :
a = b.q + r ( trong đó, 0 ≤ r < b)
Nếu a = 7 và d = 2, khi đó q = 3 và r = 1, vì 7 = (2)(3) + 1.
Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức về phép chia hiệu quả
Về cơ bản, phép tính chia cũng là kiến thức khá khó khi bé học toán. Chính vì vậy, để giúp con học hiểu và chinh phục được kiến thức này, bố mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau đây:
Cùng bé học và nắm vững bảng cửu chương chia
Trước khi giải được các bài toán về phép chia, đòi hỏi bé phải học thuộc và nắm vững được 10 bảng cửu chương chia trong phạm vi 100. Đây chính là nền tảng để bé thực hiện các phép tính chia chính xác.
Vậy nên, bố mẹ hãy giúp bé học thuộc từng bảng cửu chương chia một, tránh học dồn quá nhiều cùng một lúc bé sẽ dễ bị mất kiểm soát, học nhanh quên và khó hiểu.
Đồng thời, phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra lại kiến thức này khi bé đã học, tránh trường hợp bé “học trước quên sau”, cũng như củng cố, tập tập kiến thức kịp thời cho trẻ.
Học mà chơi – chơi mà học cùng Monkey Math
Monkey Math được biết đến là ứng dụng dạy học toán tiếng Anh online đang được hàng triệu phụ huynh lựa chọn, với nội dung được xây dựng bám sát chương trình GDPT mới nhất của Bộ GDĐT dành cho trẻ mầm non và tiểu học.
Đồng thời, với chương trình dạy học tại Monkey Math được xây dựng một cách khoa học, giúp các bé dễ dàng tiếp cận với phương pháp dạy học đạt tiêu chuẩn Mỹ toàn diện, sinh động hơn bao giờ hết. Qua đó bé sẽ được học và ôn luyện với nhiều hình thức cùng hoạt động học tương tác khác nhau như vừa học vừa chơi, giải câu đố,…
Đặc biệt, với Monkey Math không chỉ trao công cụ cho bé học toán mà quan trọng hơn là hướng đến việc bé hiểu cốt lõi vấn đề, tự mình giải quyết các vấn đề toán học thực tế ở những cấp độ phù hợp một cách hiệu quả.
Để qua đó giúp còn không chỉ hiểu rõ kiến thức dưới dạng học vẹt mà còn thực sự hiểu, thực hành và áp dụng một cách bàn bản.
Cùng với đó, Monkey Math cũng cung cấp hơn 400 bài học được phân chia dựa trên hơn 60 chủ đề của 7 chuyên đề toán lớn ví dụ như số, phép tính, toán logic, đo lường,… Đảm bảo đây sẽ là một mảnh ghép chất lượng để giúp bé hoàn thiện tư duy toán học của mình một cách hiệu quả.
Tải Monkey Math cho điện thoại Android
Tải Monkey Math cho điện thoại iOS
Tổng hợp một số bài tập phép chia để bé luyện tập
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
Bài 3: Một trang trại gà mỗi ngày có gà đẻ được 6000 trứng chia thành các tá trứng, mỗi tá 12 quả. Hỏi tổng cộng có bao nhiêu tá trứng?
Bài 4: Có 2 xe chở gạo. Xe thứ nhất chở được 2150kg gạo, xe thứ hai chở được hơn xe thứ nhất 150kg gạo.
Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
Bài 6: Một cửa hàng có 8 bao gạo, mỗi bao chứa 50kg gạo. cửa hàng đã bán được 1/4 số gạo đó. Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 7: Cần phải đóng vào mỗi bao 50kg xi măng. Hỏi có 2340kg xi măng thì đóng được nhiều nhất vào bao nhiêu bao như thế và còn thừa bao nhiêu ki-lô-gam xi măng?
Bài 8: Có 90 hộp bút đựng số bút như nhau. Từ mỗi hộp đó người ta lấy ra bút thì số bút còn lại ở trong 90 hộp đúng bằng số bút có trong 75 hộp nguyên ban đầu. Hỏi mỗi hộp nguyên ban đầu có bao nhiêu bút?
Bài 9: Trong một phép chia một số cho 9 có thương là 222, số dư là số dư lớn nhất có thể được trong phép chia này. Tìm số bị chia.
Bài 10: Có hai cửa hàng, mỗi cửa hàng đều nhận về 7128m vải. Trung bình mỗi ngày của hàng thứ nhất bán được 264m vải, cửa hàng thứ hai bán được 297m vải. Hỏi cửa hàng nào bán hết số vải đó sớm hơn và sớm hơn mấy ngày?
Trên đây là những kiến thức cơ bản toán về phép chia, một trong những phép tính số học quan trọng. Đồng thời, đây cũng là nền tảng toán học mà bất kỳ ai cũng nắm rõ vì tính ứng dụng cực kỳ cao. Hy vọng, dựa vào những chia sẻ trên của Monkey sẽ giúp việc học toán phép tính chia của bạn và bé hiệu quả nhất.
Hoa anh đào hay còn gọi là Sakura, được coi là quốc hoa của Nhật Bản. Vậy bạn đã biết gì về loài hoa này, và tại sao hoa anh đào lại có tên là Sakura? Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin về loài hoa mang tính biểu tượng của Nhật Bản nhé!
Hoa anh đào có nguồn gốc bắt nguồn từ tên của nữ thần Konohara Sakuya, là cách gọi lái của từ sakuya trích từ tên của nữ thần Konohana Sakuya hime - một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử cổ sự ký (Kojiki) của Nhật Bản. Theo truyền thuyết kể lại nữ thần là người đầu tiên gieo hạt giống hoa anh đào lên núi Phú Sĩ và từ đó được người dân tôn là nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt trần, tựa như những bông hoa nở rộ khoe sắc trong nắng mai. Và từ đó hoa anh đào có tên gọi là Sakura.
Hoa anh đào là loại cây thân gỗ lâu năm với các cành phân ra thành nhiều nhánh riêng biệt. Chiều cao của hoa anh đào dao động từ 5 đến 25 mét. Lá cây hoa anh đào có màu xanh đậm hình bầu dục với răng cưa xung quanh viền lá. Cánh hoa có hình lượn sóng, mềm mại được xếp chồng lên nhau đều đặn. Hoa anh đào thường có màu trắng, đỏ, phớt hồng là chủ đạo.
Hoa anh đào được hầu hết người dân yêu thích bởi vì nó có rất nhiều ý nghĩa với người dân nơi đây. Đây là một loài hoa mang tính biểu tượng của Nhật Bản, hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đang về, là thời điểm cho mọi sự khởi đầu mới cũng là thời điểm mang đến hy vọng và ước mơ mới cho mọi người. Bên cạnh đó, hoa anh đào còn là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống của con người, ám chỉ bản chất ngắn ngủi của cuộc sống. Anh đào chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng có thể lìa cành. Loài hoa này nở rồi tàn ngay cả khi cánh hoa còn đương sắc nhất chẳng khác nào tuổi thanh xuân ngắn ngủi của con người đã qua đi. Đối với người Nhật, Sakura không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp mà còn là biểu tượng của tính nhẫn nhịn, khiêm nhường của người dân nơi đây.
Ở Nhật Bản có rất nhiều loài hoa anh đào khác nhau. Tuy nhiên, có 3 loại hoa anh đào chính mà người Nhật cảm thấy tự hào khi nhắc đến là Yamataka Kamidai Sakura, Neoya Tansumi Sakura, Miharu Taki Sakura.
Hoa anh đào Miharu Taki nằm ở Tamura-gun thuộc tỉnh Fukushima của Nhật Bản, là cây anh đào sống lâu nhất trong ba loài hoa anh đào chính là một cây anh đào có tuổi thọ hơn 2.000 năm tuổi thuộc giống cây Benishidarezakura.
Neoya Tansumi Sakura ở thành phố Honjo, tỉnh Gifu là một loài hoa anh đào quý hiếm, có màu sắc thay đổi từ trắng sang hồng tùy theo mùa và có tuổi thọ ước tính hơn 1.500 năm.
Miharutaki Sakura ở Tamura-gun, tỉnh Fukushima, là một cây anh đào lớn, hơn 1.000 năm tuổi thuộc giống Benishidarezakura. Có chiều cao hơn 13 mét, nhánh ở tất cả các bên là hơn 10 mét. Nó cũng nổi tiếng là loài hoa anh đào lâu đời nhất ở Nhật Bản, không chỉ có kích thước và tuổi thọ mà còn có vẻ đẹp choáng ngợp trước những gì bạn nhìn thấy.
Cứ mỗi độ xuân về là khoảng thời gian những bông hoa anh đào khoe sắc. Mùa xuân ở Nhật Bản thường rơi vào tháng 3 và kéo dài đến tháng 5, thời gian hoa anh đào nở rộ đẹp nhất là vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Tuy nhiên, với mỗi vùng khác nhau, thời gian hoa anh đào nở cũng có sự khác biệt. Hoa anh đào nở sớm nhất vào đầu tháng giêng tại Okinawa và muộn nhất là cuối tháng 5 tại Hokkaido.
Mỗi khi hoa anh đào nở rộ là khoảng thời gian tuyệt vời để du khách cùng bạn bè và người thân dắt tay nhau đến Nhật và ngắm nhìn hoa anh đào khoe sắc. Một trong số những địa điểm lý tưởng để ngắm hoa anh đào là công viên Shinjuku, sông Meguro, công viên Shiba.
Công viên Shinjuku Gyoen là một công viên đa dạng với các khu vườn được xây dựng theo lối kiến trúc của các nước khác nhau là vườn mang phong cách Nhật Bản, Anh và Pháp, được mệnh danh là địa điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất tại Tokyo. Công viên có diện tích rộng lớn và có hơn 1500 cây anh đào.
Địa điểm tiếp theo bạn không nên bỏ lỡ để ngắm hoa anh đào là khu vực sông Meguro. Vào mùa hoa anh đào nở, dọc theo con sông Meguro có khoảng 800 gốc cây hoa anh đào cùng nhau đua sắc. Ban ngày sông Meguro là một đường hầm tràn ngập sắc hồng của hoa anh đào, còn về đêm dọc bờ sông Meguro trở nên lung linh huyền ảo bởi hình ảnh ánh đèn cùng màu hồng của hoa khiến khung cảnh càng thêm ấn tượng. Sông Meguro quả là địa điểm lý tưởng để bạn vừa ngắm hoa anh đào vừa tản bộ.
Công viên Shiba toạ lạc ở chân tháp Tokyo và là nơi sinh trưởng của khoảng 200 cây anh đào. Đây là một địa điểm lý tưởng để bạn kết hợp vừa chiêm ngưỡng tháp Tokyo vừa ngắm hoa anh đào. Xung quanh công viên Shiba có nhiều tòa nhà chọc trời ốp kính, ban đêm đèn chiếu sáng những khung cửa kính trên các tòa nhà sẽ phản chiếu bóng hoa anh đào tạo nên một khung cảnh đô thị hòa hợp với thiên nhiên trông vô cùng đẹp mắt và thu hút du khách.