Giải Giáo dục quốc phòng 10 – Kết Nối Tri Thức

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

GDQP lớp 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Phần 1. Lý thuyết GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

- Mục đích: nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

Thiếu tướng, GS, TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện Cảnh sát phát biểu tại

hội thảo khoa học: hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có năng lực thực hiện hành vi, hành vi đó được quy định bởi pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau:

+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.

+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.

+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.

3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Mục đích: nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Trích Điều 46).

- Mỗi học sinh là một công dân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó, học sinh có nghĩa vụ thực hiện tốt các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

b) Thực hiện nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông

* Đối với hoạt động giao thông đường bộ:

- Tuân thủ quy tắc chung: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

+ Hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ thường dùng gồm 3 màu: đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.

- Tuân thủ một số quy định cụ thể:

+ Khi đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Chỉ được qua đường ở những nơi có các tín hiệu.

+ Khi điều khiển xe đạp, xe gắn máy và xe mô tô hai bánh: Chỉ được chở một người và tất cả mọi người trên xe (trừ xe đạp) phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Không được đi xe dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm.

* Đối với hoạt động giao thông đường sắt:

+ Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.

+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.

Dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn

+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 m tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

- Không thực hiện các hành vi sau:

+ Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt

+ Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, hành lang an toàn như: để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt, để chất dễ cháy, chất dễ nổ

+ Chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

+ Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt.

+ Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

* Đối với hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa: Mọi người khi tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện

* Đối với hoạt động giao thông đường hàng không: Mọi người khi đi máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không.

- Tuyên truyền, vận động người thân tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Tạo môi trường thân thiện khi tham gia giao thông.

- Giao tiếp, ứng xử có văn hoá.

- Mặc trang phục phù hợp, gọn gàng.

- Giúp đỡ người tham gia giao thông gặp khó khăn.

- Sử dụng phương tiện an toàn, sạch đẹp.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Thể hiện rõ thái độ không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự toàn giao thông.

- Phản ánh, báo cáo cho thầy, cô giáo và nhà trường biết các hành vi vi phạm luật giao thông để có biện pháp phòng, chống phù hợp.

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Câu 1. Biển báo cấm chủ yếu có dạng

A. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.

B. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.

C. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

D. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm

Câu 2. Biển báo hiệu lệnh chủ yếu có dạng

A. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.

B. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.

C. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

D. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

Biển báo hiệu lệnh chủ yếu có dạng hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

Câu 3. Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng

A. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

B. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.

D. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.

Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

Câu 4. Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng

A. hình tròn, nền xanh lam có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.

B. hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc số màu đen thể hiện điều cấm.

D. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen thể hiện điều báo hiệu.

Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình vuông/ chữ nhật/ hình mũi tên, nền xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

Câu 5.Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải

A. dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn.

B. nhanh chóng điều khiển phương tiện vượt qua phần đoạn đường giao nhau đó.

C. nhanh chóng điều khiển phương tiện tiến đến gần phần đường giao nhau.

D. dừng lại ở phần đường của mình và đứng sát mép đường ray gần nhất.

Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây vi phạm luật giao thông?

A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.

B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.

C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.

D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy là hành vi vi phạm luật giao thông

Câu 6. Căn cứ vào dấu hiệu nào để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?

A. Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi không thể nhận biết được.

B. Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật.

C. Không có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.

D. Người tham gia giao thông bị mất năng lực hành vi nhân sự.

- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau:

+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.

+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.

+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.

Câu 7. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là 16 tuổi

Câu 8. Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?

A.Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại.

B. Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT đi nhanh hơn.

C. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.

D. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT dừng lại.

Trong bức hình trên, đồng chí CSGT thực hiện động tác: Thổi một tiếng còi dài, mạnh; đồng thời, tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước theo chiều kim đồng hồ và giơ tay thẳng lên, lòng bàn tay hướng vào trước đỉnh đầu, gậy thẳng đứng, tay trái buông thẳng theo đường chỉ quần.

=> Động tác này có hiệu lực cấm đi đối với tất cả người và phương tiện tham gia giao thông ở tất cả các chiều đường.

Câu 9. Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?

A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại.

B. Người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT đi nhanh hơn.

C. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.

D. Người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT dừng lại.

Trong bức hình trên, đồng chí CSGT thực hiện động tác: Từ tư thế mở đường, gập cánh tay phải cầm gậy từ khuỷu tay đến bàn tay từ từ về phía trước ngực, cánh tay phải và gậy thẳng, sau đó duỗi ra như động tác mở đường, tay gập đi gập lại ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 3 tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên phải.

=> Động tác này báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía bên phải CSGT đi nhanh hơn.

Câu 10. Em hãy cho biết ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông màu xanh?

Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông màu xanh là: Cho phép đi. ( SGK - Trang 24)

Câu 11. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao thông?

A. Phá hoại công trình đường sắt và các phương tiện giao thông đường sắt.

B. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, hành lang an toàn.

C. Chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn.

D. Dừng lại và giữ tối khoảng cách tối thiểu 5m khi thấy phương tiện đường sắt đi qua.

Hành vi: Dừng lại và giữ tối khoảng cách tối thiểu 5m khi thấy phương tiện đường sắt đi qua (tại nơi giao nhau giữa đường bộ bà đường sắt) không vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao thông.

Câu 12. Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi-lanh

Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Câu 13. P năm nay 16 tuổi, đang là học sinh lớp 11. Nhà cách trường học khá xa, nên P thường lén sử dụng chiếc xe Exciter (dung tích 150 cm3) của anh trai làm phương tiện di chuyển. Biết chuyện, ông K (bố của P) đã khuyên và yêu cầu P chấm dứt hành động đó; đồng thời, ông K gợi ý sẽ mua cho P một chiếc xe Honda Little Cub (dung tích 49 cm3). Tuy nhiên, vì cho rằng, đi xe Cup “không ngầu”, nên P đã giận dỗi bố và dọa sẽ bỏ học.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ?

Trong trường hợp trên, bạn P đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Vì: theo quy định, học sinh đủ 16 tuổi chỉ được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích dưới 50 cm3. Tuy nhiên, P đã lén sử dụng phương tiện có dung tích lên tới 150 cm3 để di chuyển.

Câu 14. Đấu tranh chống vi phamh pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của

D. công dân và các tổ chức xã hội.

Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước (sgk - trang 22).

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây vi phạm quy định về an toàn giao thông?

A. Anh T đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy định khi điều khiển xe mô tô.

B. Bạn X (16 tuổi) điều kiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh 110 cm3.

C. Anh T mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.

D. Dù đang rất vội nhưng chị K vẫn tuân thủ đúng tín hiệu đèn giao thông.

Hành vi điều kiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh 110 cm3 của bạn X đã vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thôn, vì X mới 16 tuổi, theo quy định, X chỉ được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

LT GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

LT GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

LT GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

LT GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

LT GDQP 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

A. Kiến thức trọng tâm GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam

1. Lịch sử hình thành, phát triển

- Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành

+ Những đội vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là: Đội tự vệ công nông, Đội du kích Bắc Sơn, Trung đội cứu quốc quân,...

+ Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên tryền giải phóng quân được thành lập.

Đội Việt Nam giải phóng quân những ngày đầu thành lập

+ Tháng 4-1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và lực lượng Cứu quốc quân

- Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp

+ Ngày 22-5-1946, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Từ năm 1950 đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khu Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

- 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ: quân đội nhân dân Việt Nam lớn mạng không ngừng, chiến đấu anh dũng, đánh bại các loại hình chiến tranh; kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975).

- 1975 – nay: Giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

+ Quân đội nhân dân tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

+ Làm nòng cốt trong xây dựng quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Duyệt binh trong lễ kỉ kiệm 77 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

- Là đội quân cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân;

- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng

- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.

- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau

- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

- Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.

- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

Lực lượng quân đội hỗ trợ nhân dân gặt lúa sau bão

3. Nét cơ bản của nghệ thuật quân sự

- Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh

- Hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.

II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam

1. Lịch sử hình thành, phát triển

- Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành

+ Trước năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các Đội Tự vệ đỏ, Đội Tự vệ công nông, Ban Công tác đội, Đội Tự vệ cứu quốc, Đội Trinh sát, Đội Hộ lương diệt ác….

+  Ngày 19-8-1945, Công an nhân dân Việt Nam ra đời

Nhân viên Ty Cảnh sát Hà Nội biểu dương lực lượng trong ngày 2/9/1945

+ Ngày 21-02-1946, Việt Nam công an vụ ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc

- Từ 1948 – 1953: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp

+ Nha Công an Trung ương đổi tên thành Thứ bộ Công an, sau đó thành Bộ Công an vào năm 1953.

+ Công an nhân dân thực hiện đấu tranh chống phản động cách mạng và tội phạm trong vùng địch tạm chiếm, vùng tranh chấp…

- Từ năm 1954 – 1975 giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ

+ Đấu tranh chống phản động cách mạng, tội phạm và chi viện cho miền Nam.

+ Làm thất bại âm mưu chia cắt đất nước lâu dài của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đơn vị Công an bảo vệ Thủ đô Hà Nội (năm 1961)

- Từ 1975 – nay: giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

+ Bộ Công an và một phần Bộ Nội vụ hợp nhất thành Bộ Nội vụ Công an nhân dân. Từ năm 1998, Bộ Nội vụ đổi tên thành Bộ Công an.

+ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ: đấu tranh chống địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo; phòng, chống bạo loạn; Chống chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc; Đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội…

a. Bản chất: Công an nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam, chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.

- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khách quan.

- Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.

- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác, tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu.

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chỉ nghĩa, chỉ tình

Chiến sĩ công an nhân dân giúp dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra

III. Lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

1. Lịch sử hình thành, phát triển

- Từ 1935 – 1945: giai đoạn hình thành

+ Ngày 28-3-1935 trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.

+ Lực lượng Dân quân tự vệ và du kích đã cùng toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8-1945

Lực lượng tự vệ Hà Nội biểu dương lực lượng trong ngày 2/9/1945

- Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp

+ Lực lượng dân quân tự vệ và du kích phát triển rộng khắp cả nước và ngày càng lớn mạnh

+ Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang ba thứ quân, cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, góp phần giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Từ 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ

+ Lực lượng Dân quân du kích hai miền Nam, Bắc kết hợp cùng Quân đội nhân dân cùng lực lượng vũ trang và toàn dân làm nên chiến thắng 30- 4 -1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Từ 1975 – nay: giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt trong việc:

+ Giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, hậu quả thiên tai và các sự cố khác

+ Vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

+ Tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở.

Lực lượng dân quân tự vệ giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do mữa bão gây ra

+ Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lí thống nhất, trực tiếp của chính phủ; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

+ Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

+ Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm;

+ Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.

B. Câu hỏi trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Câu 1. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?

Giải thích: Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 3 thành phần: Quân đội nhân dân; Công an nhân dân và Dân quân tự vệ (SGK - Trang 5)

Câu 2. Tổ chức nào dưới đây ra đời vào ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Giải thích: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Hồ Chí Minh(SGK - Trang 5)

Câu 3. Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào tháng 5/1945, dựa trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kì (tháng 4/1945)?

Giải thích: Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 15/5/1945, Việt Nam Giải phóng quân chính thức được thành lập. (SGK - Trang 6)

Câu 4. Ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của

Giải thích: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12 hằng năm (SGK - Trang 6)

Câu 5. Từ tháng 5/1964 đến năm 1950, quân đội Việt Nam mang tên là

D. Quân đội cách mạng Việt Nam.

Giải thích: Từ tháng 5/1964 đến năm 1950, quân đội Việt Nam mang tên là Quân đội Quốc gia Việt Nam (SGK – trang 6).

Câu 6. Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí nào?

Giải thích: Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy (SGK - Trang 6)

Câu 7. Từ năm 1950 đến nay, quân đội Việt Nam mang tên là

Giải thích: Từ năm 1950 đến nay, quân đội Việt Nam mang tên là Quân đội Nhân dân Việt Nam (SGK – Trang 6)

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn.

B. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

C. Trung thành vô hạn với Tổ Quốc, với Đảng, nhà nước và nhân dân.

D. Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Giải thích: Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm:

- Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.

- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau.

- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

- Sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.

- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

Câu 9. Ngày 19/8 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào?

Giải thích: Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là Ngày 19/8 (SGK - Trang 7)

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

B. Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân.

C. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu.

D. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Giải thích: Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam, gồm:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.

- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

Câu 11. Ngày 28/3 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào dưới đây?

Giải thích: Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là Ngày 28/3 (SGK - Trang 9)

Câu 12. Văn kiện nào dưới đây được Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua vào ngày 28/3/1935?

A. “Đề cương văn hóa Việt Nam”.

Giải thích: Ngày 28/3/1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về đội tự vệ” (SGK - Trang 9)

Câu 13. Trong chiến tranh giải phóng, cách đánh nào của lực lượng Dân quân tự vệ đã trở thành di sản trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam?

Giải thích: Trong chiến tranh giải phóng, cánh đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam (SGK – trang 10)

Câu 14. Lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam đều mang bản chất cách mạng của giai cấp nào?

Giải thích: Lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam đều mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân (SGK – trang 10)

Câu 15. Theo quy định trong Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ của công dân nữ (trong thời bình) là

A. từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.

B. từ đủ 20 tuổi đến hết 47 tuổi.

C. từ đủ 25 tuổi đến hết 50 tuổi.

D. từ đủ 20 tuổi đến hết 50 tuổi.

Giải thích: Khoản 1 Điều 8, Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình, như sau: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về Quốc phòng và an ninh Việt Nam

Lý thuyết Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Lý thuyết Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Lý thuyết Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng