Việt Nam sở hữu tiềm năng du lịch phong phú ,đa dạng với những bãi biển dài và đẹp. Những di tích, cảnh quan được xếp hạng thế giới ,những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc,…. Chính vì vậy, việc đầu tư bất động sản vào nghề  khách sạn đang là một hướng đi đầy triển vọng.

Đặc điểm của loại hình kinh doanh khách sạn

- Phụ thuộc vào tài nguyên tại các địa điểm du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch. Địa điểm nào càng có nhiều tài nguyên du lịch đẹp thì càng có nhiều người ghé thăm. Do đó, kinh doanh khách sạn ở những khu vực đó sẽ càng phát triển vì khách du lịch là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của các khách sạn.

- Vốn đầu tư lớn: Chi phí thuê đất và xây dựng khách sạn ban đầu cũng như mua sắm thiết bị ban đầu rất lớn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có một nguồn vốn đủ lớn để chi trả cho những khoản này. Chất lượng cơ sở vật chất của khách sạn phụ thuộc vào loại hình và thứ hạng mà khách sạn muốn hướng tới. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chi phí đầu tư ban đầu tăng lên.

- Mang tính quy luật: Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và còn mang tính thời vụ. Tài nguyên du lịch phụ thuộc vào những biến động của thiên nhiên, ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu. Khi đó, nó gây ra những biến động theo mùa làm biến động số lượng khách du lịch đến với địa điểm đó. Từ đó dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh khách sạn theo mùa.

- Sử dụng lao động trực tiếp lớn: Sản phẩm của ngành kinh doanh khách sạn là dịch vụ. Dịch vụ này được hiện hữu hóa bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Do vậy khách sạn phải sử dụng một số lượng lao động lớn, có chuyên môn để không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Chi phí thuê và đào tạo lao động cũng là một thách thức đối với chủ kinh doanh khách sạn.

Xem thêm: Dịch vụ lưu trú là gì? Các loại hình dịch vụ lưu trú hiện nay

Những đặc điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ, sản phẩm của loại hình kinh doanh này có tính vô hình nên điều kiện kinh doanh cũng phức tạp hơn. Khách hàng có xu hướng đánh giá về chất lượng dịch vụ thông qua các tiêu chí hữu hình như giá thành, môi trường, tiện ích, các loại dịch vụ đi kèm,... Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thái đội và sự chuyên nghiệp của nhân viên trong khách sạn.

Đối tượng khách hàng của ngành kinh doanh khách sạn khá đa dạng từ tầng lớp bình dân đến tầng lớp thượng lưu, do đó các loại hình kinh doanh khách sạn cũng đa dạng để phục vụ các loại khách. Tuy nhiên, bạn không thể lựa chọn kinh doanh tất cả các loại hình khách sạn để phục vụ đa dạng các loại khách hàng khác nhau. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu và xây dựng rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, nhu cầu của họ là gì để lựa chọn loại hình kinh doanh khách sạn phù hợp.

Địa chỉ tin cậy tư vấn kinh doanh khách sạn ở đâu?

Việt Nam là một đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Hiện nay, khi ngành du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú bùng nổ theo. Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực đầy hấp dẫn nhưng cũng đầu thách thức. Vậy kinh doanh khách sạn là gì? Cần chuẩn bị những gì để kinh doanh khách sạn hiệu quả? Tất cả sẽ được Sapo.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú của chủ đầu tư, có đầy đủ các tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn.

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác để đáp ứng mọi nhu cầu của họ tại các địa điểm du lịch nhằm thu lại lợi nhuận.

Kinh doanh khách sạn bao gồm hai loại hình là kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống. Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu trú tạm thời tại các địa điểm nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh ăn uống trong khách sạn là một phần trong kinh doanh khách sạn, bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn và bán cho khách hàng để tạo ra lợi nhuận.

Các loại hình kinh doanh khách sạn hiện nay

Kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển với đa dạng các loại hình kinh doanh. Sau khi đã tìm hiểu kinh doanh khách sạn là gì và các đặc điểm của loại hình kinh doanh khách sạn, Sapo sẽ tiếp tục cùng bạn đọc đi tìm hiểu về các loại hình kinh doanh khách sạn hiện nay. Có nhiều căn cứ để phân chia khách sạn, phổ biến là các loại sau.

Khi phân chia các loại hình khách sạn theo quy mô, khách sạn được phân chia thành 3 loại chính:

- Khách sạn nhỏ: kinh doanh khách sạn nhỏ hay còn gọi là kinh doanh khách sạn mini, có quy mô từ 10 đến 40 phòng ngủ với mục đích chính là cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách hàng, ít khi có các dịch vụ đi kèm. Vì vậy, chi phí mà khách hàng phải trả cho khách sạn mini thường khá ít.

- Khách sạn vừa: Quy mô của khách sạn vừa thường có từ 40 đến 90 phòng ngủ, cung cấp thêm dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác. Các dự án kinh doanh khách sạn vừa thường rất phổ biến tại các địa điểm du lịch hoặc các khu vực nghỉ dưỡng. Loại hình này sẽ phải bỏ ra chi phí cao hơn khách sạn mini.

- Khách sạn lớn: Khách sạn lớn có số phòng lên tới 100 phòng thậm chí vài trăm phòng, cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm đa dạng như ăn uống, vui chơi giải trí, spa,...Tại các khách sạn lớn, các thiết bị trong phòng thường hiện đại hơn, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.

Hoàn thiện các thủ tục cấp phép kinh doanh

Những yêu cầu về điều kiện kinh doanh khách sạn được yêu cầu trong các văn bản luật như: Luật Du lịch 2017 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL. Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh, khách sạn còn phải đảm bảo các yếu tố về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận xếp hạng sao khách sạn.

Kinh doanh khách sạn mini vốn đầu tư ít

Kinh doanh khách sạn, VỐN là yếu tố quyết định quy mô, địa điểm, chiến lược kinh doanh. Với quy mô của khách sạn mini sẽ giúp bạn nhẹ gánh hơn rất nhiều về các khoản chi phí.

Quy mô nhỏ, khách sạn mini không đòi hỏi phải chi nhiều vốn cho việc thuê hay mua mặt bằng. Khách sạn mini thường chỉ có từ 10 đến 49 phòng .chủ yếu là phục vụ nhu cầu lưu trú , dịch vụ khách thì hầu như là không có.

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini

Kinh doanh khách sạn mini đang có tiềm năng rất lớn nhưng nó cũng có những thách thức đối với nhà đầu tư. Chính vì vậy trước khi đưa ra quyết định kinh doanh khách sạn mini, anh/chị hãy tìm hiểu kỹ về mô hình này để rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình. Hãy cùng Vinapad tham khảo những kinh nghiệm trong kinh doanh khách sạn mini cần nắm được.

Trước khi kinh doanh khách sạn mini anh/chị luôn phải làm nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu. Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp anh/chị có cái nhìn toàn cảnh và có mức đầu tư tương ứng.

Hãy xem xét các đối thủ xung quanh có ưu nhược điểm gì, lượng khách như thế nào, đối tượng khách ra sao…? Để từ đó, anh/chị sẽ tìm ra cách làm sao để có thể cạnh trạnh và hoạt động tốt dù xung quanh có nhiều đối thủ

Khách sạn mini tương đối nhỏ, anh/chị chỉ cần đầu tư nội thất khách sạn vừa phải, không quá cầu kỳ. Bởi những đồ nội thất cầu kỳ nhiều góc cạnh sẽ dẫn đến trầy xước và mất thẩm mỹ, tốn nhiều chi phí.

Tiếp theo, anh/chị nên đưa các ứng dụng công nghệ vào khách sạn giúp gia tăng tiện ích như kiểm soát các hoạt động quán lý khách, tình hình khách đăng kí thuê phòng, trả phòng,… sao cho tiết kiệm và giúp sự tương tác giữa khách sạn và khách hàng thuận tiện hơn.

Một khách sạn mini thường cần đội ngũ nhân sự không quá lớn nhưng vẫn cần đảm bảo đủ các vị trí sau:

Khách sạn mini thường phục vụ nhu cầu cho phân khúc khách hàng tầm trung vì thế chủ đầu tư cần định giá thật phù hợp để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường. Anh/chị có thể tham khảo định giá phòng đơn hay đôi và theo thời gian lưu trú theo giờ hay ngày để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi của mình.

Để kinh doanh thành công, anh/chị cần có chiến lược kinh doanh phù hợp. Nên chia theo từng giai đoạn cụ thể và mỗi giai đoạn cần có chiến lược riêng phụ thuộc vào mục tiêu mà CĐT muốn đạt được.

Sau đó, anh/chị cần tập trung vào các chiến lược canh tranh, chiến lược marketing, … để tăng sự nhận diện đối với khách hàng của mình.

Với những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini kể trên, hi vọng nó sẽ có ích đối với anh/chị.

Xem thêm: > Chi phí xây dựng khách sạn mini > Kinh doanh khách sạn cần gì? Tiềm năng kinh doanh khách sạn hiện nay

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam:

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội