Kể từ thập niên 30 của thế kỷ 20, cũng là lúc các chức sắc cao cấp ly khai khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để hình thành nên các chi phái, cho đến hiện nay Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh vẫn không công nhận tính chính thống của các chi phái; mặc dù các Hội Thánh và tổ chức Cao Đài này đều được nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân. Quan điểm của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh xem các chi phái là những tổ chức dị giáo, nằm ngoài hệ thống nguyên thủy đạo Cao Đài.
TÌM HIỂU VỀ THỊ HIỆN - TRI HÀNH CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
Đến nay, sau 83 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo Phật Gíáo Hòa Hảo, dù cho những người thận trọng hay nghi ngại nhất cũng không thể nào phủ nhận sự xuất hiện thần thánh và các công trạng phi thường của Ngài đối với Phật Đạo và chúng sanh. Những con số đơn giản lại nói lên rất hùng hồn: sự trường tồn của Phật Giáo Hòa Hảo vượt qua bao ách nạn, với mức gia tăng tín đồ lên hơn 10 triệu người trong và ngoài nước vào ngày hôm nay.
Đây là một hiện tượng cực kỳ hiếm hoi trong lịch sử tôn giáo. Đức Thầy là một vị Giáo chủ trẻ tuổi nhất (19 tuổi khi lập đạo), và cho thấy những sự thần mật linh thiêng ngay khi còn tại thế. Ngài xuất hiện khi đất nước đang lâm nguy tứ bề, và đã thích ứng tri và hành để cứu giúp đời và đạo. Đạo của Ngài lại có vẻ như vô cùng giản dị, dành cho những người đơn gỉản chân chất sống nơi miền nông thôn. Đề cao vai trò cư sĩ hơn chú trọng đến xuất gia. Và đặc biệt dụng hai pháp môn tinh hoa và hữu hiệu nhất trong Đại thừa: Thiền và Tịnh. Ngài ra đi cũng rất sớm, rất thần bí. Thế nhưng Đạo của Ngài vẫn tiếp tục trường tồn và phát triển, vượt qua vô vàn gian nan hiểm họa.
Các trường hợp huyền nhiệm vẫn thường xảy ra trong tôn giáo. Đặc biệt trong Phật giáo, với sự phong phú vô tận của nguồn kinh điển, sự thị hiện của chư Bồ Tát trên thế gian hằng được nhắc nhở. Chỉ là người phàm chúng ta ít nhận ra hoặc dám nhìn nhận. Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu về giá trị thiêng liêng của sự thị hiện này ghi trong kinh điển như thế nào.
Trong các bộ Kinh Phật thường nhắc đến sự xuất hiện của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng xuống thế gian hoằng hóa, cứu vớt chúng sanh, và thể hiện hóa thân của các Ngài như chứng minh về phép thần thông của bậc đắc đạo. Trong nhiều Kinh Đại Thừa có nói rõ rệt về sự kiện Chư Vị lâm phàm. Sau đầy là một đoạn trong phẩm Tùng Địa Dũng Xuất, có liên hệ trực tiếp đến các Bồ tát bản địa xuất hiện bảo hộ Kinh Pháp Hoa và pháp môn Tịnh Độ.
SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHƯ BỒ TÁT TRONG KINH PHÁP HOA:
Trong “Tùng Địa Dũng Xuất”, Phẩm thứ 15 trong KINH PHÁP HOA, là một phẩm cao siêu vi diệu làm rúng động thiên nhân tâm, hiển lộ sức mạnh vô biên của Phật Pháp. Trong vũ trụ bao la bất tận này, Nhân Thiên Địa vốn dĩ cùng một cội nguồn, một bản tánh, chỉ khác nhau có thanh tịnh chân như và động loạn cấu trược. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã hé lộ cho loài người thấy Chân Lý mầu nhiệm đó trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”. Phẩm này có phần liên quan đến Thất Sơn mầu nhiệm. Xin được đăng nguyên văn dưới đây một trích đoạn để Phật tử chúng ta cùng tôn vinh lòng từ bi vô hạn của Đức Phật Thích Ca đối với loài người:
“[Sau khi Phật thuyết xong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhiều vị Đại Bồ Tát xin hộ trì Kinh này.] Khi đó Phật bảo các chúng đại Bồ Tát: "Thiện nam-tử! Thôi đi chẳng cần các ông hộ-trì kinh này. Vì sao? Vì cõi Ta-bà của ta tự có chúng đại Bồ Tát số đông bằng số cát của sáu muôn sông Hằng. Mỗi vị Bồ Tát có sáu muôn hằng-hà-sa quyến-thuộc, những người đó có thể sau khi ta diệt-độ hộ-trì đọc tụng rộng nói Kinh này".
“Lúc Phật nói lời đó, cõi Ta-Bà trong tam-thiên đại-thiên cõi nước đất đều rúng nứt, mà ở trong đó có vô-lượng nghìn muôn ức vị đại Bồ Tát đồng thời vọt ra. Các vị Bồ Tát đó thân đều sắc vàng, đủ ba mươi hai tướng tốt cùng vô-lượng ánh-sáng, trước đây đều ở dưới cõi Ta-Bà này, cõi đó trụ giữa hư-không. Các vị Bồ Tát đó nghe tiếng nói của đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật nên từ dưới mà đến. Mỗi vị Bồ Tát đều là bậc đạo thủ trong đại chúng, đều đem theo sáu muôn hằng-hà-sa quyến-thuộc, huống là những vị đem năm muôn, bốn muôn, ba muôn, hai muôn, một muôn hằng-hà-sa quyến thuộc…”
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỊ HIỆN VÙNG THẤT SƠN MẦU NHIỆM:
Ngày nay, Tịnh độ pháp môn do Đức Phật truyền dạy hơn 2600 năm trước, đã lưu truyền khắp nơi. Rất nhiều vị Bồ tát xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là do thời Mạt Pháp, nên pháp môn đơn giản này rất phù hợp với tình trạng nguy ngập của chúng sanh.
Thật là vạn hạnh cho miền Nam Việt Nam nhỏ bé lắm tai ương của chúng ta lại liên tục nhận được bao nhiêu sự lâm phàm của Chư Phật, Bồ Tát và Thánh Đức. Đặc biệt là vùng Thất Sơn mầu nhiệm. Đây là một vùng đất địa linh nhân kiệt được rất nhiều vị tiền nhân và các nhà nghiên cứu cận đại và hiện đại đề cập đến, qua các truyền thuyết, lịch sử, và khảo luận. Có rất nhiều vị dắc đạo truyền kỳ được tôn sùng xuất thân tại vùng đất này, trong lịch sử cũng như thời hiện đại. Vấn đề tâm linh vốn siêu việt hơn sự khám phá, hiểu biết, và truyền đạt của loài người. Phật tử chúng ta chí ít cần biết sự mầu nhiệm này để giữ vững niềm tin, vinh hạnh và tri ân Tam Bảo cùng chư Hiền Thánh đã thị hiện dạy dỗ chúng ta, và hãy tu học cho khỏi phụ ân đức của các Ngài.
Ở đây chúng ta không đi sâu vào chi tiết về hằng hà sa số những vị đắc đạo tương truyền, chỉ xin đề cập đến trường hợp đặc biệt mầu nhiệm sáng chói nhất trong trong lịch sử cận đại và hiện đại: ĐỨC THẦY HUỲNH GIÁO CHỦ, vị sáng lập nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo 83 năm trước, trường tồn đến ngày nay, ngày càng phát triển, cho dù Ngài đã vắng mặt chỉ sau vài năm khai đạo.
Phật giáo Hòa Hảo có chủ trương đơn giản, vốn hoàn toàn phù hợp Phật Pháp: Tu Nhân học Phật. Phật giáo giản lược cho người cư sĩ, giản dị hóa việc thờ tự… Đặc biệt là chủ trương Tịnh Độ và Thiền Tịnh, tức là lấy pháp môn niệm Phật làm cơ sở, thêm vào đó là Thiền Tịnh song tu hầu dẫn đạo cho hành giả thăng hoa phát triển tu học.
Đặc điểm Tịnh Độ này trùng khớp với sự chỉ dạy trong Kinh Pháp Hoa trong vai trò hộ trì Kinh Pháp Hoa của chư vị Bồ Tát bản địa (phẩm Tùng Địa dũng xuất đề cập bên trên) khi hằng hà sa số BỒ TÁT TẠI ĐỊA PHƯƠNG truyền dạy và phò trì cho pháp môn niệm Phật A Di Đà.
Nếu xét về tình trạng tôn giáo tại Việt Nam, nhất là tại miền Nam Việt, vào thời Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Hòa Hảo, dân chúng đa số theo phép thờ tự tổ tiên, về mặt Phật giáo nặng về hình thức tụng niệm thờ cúng vào các đám tang chay hay ngày lễ lạc, ít người tu hành đúng ý nghĩa Phật Pháp, chưa nói đến vấn đề mê tín dị đoan lan tràn do thiếu căn bản tu học Đạo. Sự đóng góp cải cách tôn giáo và phổ biến Phật Pháp phù hợp với nhân sinh của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, cùng bao nhiêu vị Thánh Tăng Việt Nam, đặc biệt là Đức Phật Thầy Tây An (được đa số Phật tử tôn sùng là vị Tiền Thân của Đức Huỳnh Giáo Chủ) quả là một công trình lớn lao cho Phật Pháp và Phật tử Việt Nam. Đúng với hình ảnh bất khả tư nghì với hằng hà sa số các vị Đại Bồ Tát bản địa từ dưới đất xuất hiện bay lên không trung, hộ pháp cho Đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa trên núi Linh Thứu, hơn 2.500 năm trước.
TRI HÀNH CỦA BỒ TÁT NHƯ THẾ NÀO VÀO THỜI MẠT PHÁP?
Có lẽ đây là câu hỏi của nhiều người trong chúng ta: Làm thế nào Phật Giáo Hòa Hảo trường tồn được qua các cơn tai ách khổ nạn?
Câu hỏi này mang ngụ ý tương tự như lời bạch của Thiện Tài Đồng Tử- một vị Bồ tát sơ địa – đã đi tìm học Đạo khắp các tầng trời đất, và sau cùng được ĐẠI BỒ TÁT PHỔ HIỀN giảng giải thêm về 10 ĐẠI NGUYỆN về sự TRI HÀNH của Phật Tử và Bồ Tát để đắc thành PHẬT QUẢ.
Đây là bài NGUYỆN phổ thông nhất và ý nghĩa nhất của Ngài:
HAI nguyền xưng tán công dày Thế Tôn.
BỐN nguyền sám hối nghiệp vương tội trần.
SÁU nguyền thỉnh chuyển pháp luân độ người.
TÁM nguyền học Phật tùy thời phát minh
CHÍN nguyền hằng thuận chúng sanh
MƯỜI nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi.
Phổ Hiền dịch nghĩa từ Tam-mạn-đà Bạt-đà-la (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác (Thập Địa) có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.
Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ tát cưỡi bạch tượng ngự bên phải của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; bên trái là ngài Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử. Ngài được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (gồm Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Vài phái Mật Tông Tây Tạng xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền như là Nhiên Đăng Cổ Phật. Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ trì của những ai tuyên giảng đạo pháp và quyết chí phát nguyện tu hành. Ngài là biểu tượng cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Trong PHÁP HỘI HOA NGHIÊM, ngài Phổ Hiền Bồ tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng MUỐN TRỌN NÊN CÔNG ĐỨC NHƯ PHẬT THÌ PHẢI TU MƯỜI ĐIỀU RỘNG LỚN (như ghi trong Thập Nguyện.)
Trong mỗi khóa lễ hàng ngày, chư Tăng Ni đều đọc tụng mười hạnh nguyện. Các lễ lớn có Phât tử tham dự cũng đều đọc các nguyện lớn này. Đọc tụng để làm gì? Đọc như một nghi thức hành lễ, đọc xong rồi quên, rồi bỏ đó, rồi ngày mai lại đọc tiếp? Hay đọc để cho thấm vào máu, vào tim để tu theo? Nếu ý thức được sự quan trọng của việc phát nguyên và tu tập theo đúng lời nguyện là đã đi một bước quan trọng trong việc hiểu đạo. Hành theo ứng dụng vào việc tu tập hàng ngày phải là khuôn thức dành cho người thực tâm tu hành theo Chánh Pháp.
Trong Phật Giáo Hòa Hảo có nhắc đến các điều nguyện này không? Đương nhiên là có. Một vị Bồ Tát không thể bỏ qua được các bản nguyên và lưu lại trong kinh sách hay trong hành trì của các Ngài. Đức Thầy cũng thế, có nhắc qua mọi điểm ghi trên, gián tiếp hay trực tiếp. Để phù hợp với dân sanh và hoàn cảnh, Ngài chọn cách trình bày đơn giản và rải rác chứ không tập trung. Chẳng hạn như đoạn này cho thấy cái đại nguyện từ bi và cái nhìn rất thoáng đạt:
TÂM THÀNH CHÍ NGUYỆN xem đời khó chi.
Chèo thuyền Bát-Nhã cứu thì trần-gian.
Trong 10 nguyện đó, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã chú trọng nhiều nhất đến nguyện thứ ba và thứ năm:
“BA nguyền tu phước cúng dường” và
Hầu hết tín đồ Hòa Hảo thực thi cúng dường chúng sinh như là quan trọng nhất. Có rất nhiều cách cúng dường chúng sinh như: mở trường học, xây nhà thương, giúp đỡ học sinh nghèo, cưu mang trẻ mồ côi, giúp người cô đơn bạc phước, xây cầu, tặng nhà tình nghĩa, cơm chay miễn phí, an ủi người khi hoạn nạn…đều là những hành vi cao quý. Đức Phật dạy rằng hằng thuận vì lợi ích chúng sinh là cúng dường chư Phật. Phật Giáo Hòa Hảo nổi bật nhất ở điểm này, và trường tồn cũng ở điểm này.
“BỐN nguyền sám hối nghiệp vương tội trần”
Pháp sám hối được đề cập qua trong quyển 5 Sấm Giảng. Chỉ có bậc tri thức, kẻ thiện lương mới thấy mình lỗi lầm. Kẻ hung ác không bao giờ thấy mình sai trái. Sám hối để lương tâm thanh thản và nhắc nhở chúng ta sẽ không còn làm chuyện xấu nữa. Sám hối là một phương thuật để tu hành. Chúng ta cần sám hối từ lúc chào đời, từ thuở ấu thơ đã làm cho cha mẹ buồn phiền. Rồi khi cắp sách đến trường chúng ta gây bao ai oán cho thầy/cô. Rồi khi vào đời chúng ta tạo bao đau khổ cho bạn bè và anh chị. Chúng ta cần phải sám hối xem trong cuộc đời chúng ta có bao giờ nói lời hung dữ, nói lời lừa dối, nói lời đâm thọc, nói lời vu oan giá họa? Nhân loại ngày nay gieo rắc quá nhiều tôi lỗi nên phải nhận lãnh tai ương khổ nạn. Chúng ta cần sám hối ngày đêm cho đến khi không còn gì để sám hối nữa. Như thế mới gọi là sám hối nghiệp chướng. Phải sám hối cho tiêu nghiệp, cho tâm rỗng rang mới là tu chân thật.
“TÁM nguyền học Phật tùy thời phát minh.”
Đây là điểm sáng chói của Đức Thầy và Phật Giáo Hòa Hảo. ĐỨC THẦY ĐÃ “TÙY THỜI PHÁT MINH” đưa ra một Chánh Kiến Phật Đạo rất thực tiễn và toàn diện, Khi Ngài xuất hiện, đó là lúc Phật giáo suy đồi tại miền Nam Việt Nam vì ảnh hưởng của chính trị và tinh thần dân tộc lung lay nói chung (thời Pháp thuộc và chiến tranh). Ngài đã thỉnh Phật ở đời với chúng ta, có hai cách:
- Hoằng dương chánh pháp. Phật tử phải làm thế nào để khắp nơi được biết về đạo Phật, hiểu về đạo Phật rồi tu theo Phật.
- Đưa ra mô thức tu học đơn giản nhất (dành cho cư sĩ) mà vẫn dẫn đường đến sự viên dung. Đó là hai pháp môn Thiền+Tịnh. Lại thêm pháp cúng dường chúng sanh tuyệt đối. Đây là bí quyết của sự sống còn và phát triển của Đạo mặc dù gian nan khổ nạn trùng trùng.
“CHÍN nguyền hằng thuận chúng sanh”
“MƯỜI nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi.”
Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tâm tính hiền hòa và dễ hội nhập, không quá tính toán hay cao vọng. Có sẵn cơ địa bản chất để hấp thụ các điều này. Hai chữ “HÒA HẢO” trong Phật Giáo Hòa Hảo mà Đức Thầy đã chọn từ đầu chính là để nhắc nhở tín đồ phải đề cao “hằng thuận chúng sanh”. Tuy nhiên, “hằng thuận chúng sanh” không dễ thực hiện nếu thiếu vắng chánh kiến và việc phát đại nguyện, cùng việc thực hành sám hối sau khi quán xét chính bản thân mình.
Tóm lại, về phương diện TRI HÀNH CỦA MỘT VỊ BỒ TÁT, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã THỊ HIỆN bằng cả cuộc đời Ngài, và lưu lại cho chúng ta toàn bộ các điểu giảng dạy cần thiết để tu học cho đắc Phật Đạo.
Thế nhưng, vì sao Đức Thầy lại phải buông ra những câu than, như:
“Tùy phong hóa dân sanh phù hạp,
Bởi luật trời mở rộng thinh thinh,
Tri phong võ bất kỳ chuyển kiếp.
Giống Hồng Lạc kim chi ngọc diệp,
Từ ngàn xưa Phật Pháp gài then,
(Diệu Pháp Quang Minh – Năm Canh Thìn)
83 năm đã trôi qua. Ngày nay thế giới hiểu đạo nhiều hơn, nhưng Phật Pháp liệu có mở “then gài” chưa? Then đó chính là cái TÂM tu hành của chúng ta có theo đúng con đường tu Bồ Tát Đạo mà các Ngài đã hy sinh mở đường dẫn dắt. Nếu ai trong chúng ta là những vị tu hành thực tâm muốn đắc đạo tưởng cũng cần nương vào từng câu trong THẬP NGUYỆN trên mà tự xét lại lối tu tập của mình xem có ĐÚNG NHƯ Ý ĐỨC THẦY kính quý đã hy sinh THỊ HIỆN TRI HÀNH trên đời mà dạy dỗ. Hiểu thấu đáo từng câu, quán xét lại chính bản thân và đường tu của mình (thay vì xét người), phát nguyện lớn, triệt để sám hối, dốc chí tu tập hầu thoát khỏi nghiệp chướng, đắc quả vị để có khả năng bảo vệ CHÁNH PHÁP TRƯỜNG TỒN và ĐỀN ÂN NẶNG CỦA CHƯ PHẬT CHƯ BỐ TÁT.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT,
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT.
“Đông y – Tây y như hai bàn tay người thầy thuốc”
Không chỉ Châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe.
Việt Nam có thể tự hào là một trong những quốc gia đi tiên phong xây dựng định hướng phát triển y học, y tế khoa học, đại chúng, kết hợp cổ truyền và hiện đại. Y học cổ truyền Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa cộng đồng các dân tộc, gắn liền với kinh nghiệm phòng chữa bệnh có lịch sử lâu đời, có nguồn dược liệu phong phú, phù hợp với điều kiện khí hậu, bệnh tật con người Việt Nam.
Phát huy tinh hoa của hai nền y học
Ưu điểm của nền y học cổ truyền là vận dụng sáng tạo triết học cổ phương đông vào chẩn trị. Vì thế, các thầy thuốc đông y luôn có cách nhìn người bệnh toàn diện, từ đó có sự điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật; rất phù hợp với yêu cầu phòng trị nhiều bệnh lý mạn tính hiện nay.
Đặc biệt, thuốc và các biện pháp không dùng thuốc (dưỡng sinh, châm cứu xoa bóp, ẩm thực trị liệu…) đều có nguồn gốc tự nhiên, vốn quen thuộc, thân thiện với con người và luôn có sẵn ở mọi lúc mọi nơi, phần lớn ít độc, ít tác dụng phụ.
Dĩ nhiên, y học cổ truyền cũng có những hạn chế, đó là phần lớn các công cụ chẩn đoán, điều trị còn thô sơ, chưa được tiêu chuẩn hóa; phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và biến đổi của điều kiện thiên nhiên. Đó cũng là lý do vì sao cho đến nay y học cổ truyền vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu ứng dụng rộng rãi, hiệu quả và kịp thời trong phòng trị các bệnh lý cấp tính, cấp cứu, lây nhiễm rộng và nhanh.
Y học hiện đại nhờ ứng dụng những thành quả công nghệ khoa học tiên tiến của nhân loại với các trang thiết bị hiện đại, các hóa dược mạnh, có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời, có hiệu quả cao các bệnh lý cấp cứu, ngoại khoa, cấp tính.
Tuy nhiên, hạn chế của y học hiện đại lại chính là việc người bệnh, thậm chí cả thầy thuốc dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc. Các dược chất bị lạm dụng vốn chưa từng có trong tự nhiên, xa lạ với cơ thể con người, đã và đang gây nhiều tác hại cho sức khỏe nhân loại…
Chính vì thế, để đạt mục tiêu nâng cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận trong khám chữa bệnh. Kết hợp hai nền y học chính là một bước nâng cao của quá trình kế thừa, trong quá trình kết hợp mỗi nền y học cần chọn lọc, giữ lại những phần tinh hoa, loại bỏ, hạn chế những phần độc hại, lạc hậu, để xây dựng một nền y học thực sự vì con người, cho con người.
Các hình thức kết hợp có thể vận dụng trong khám chữa bệnh
1. Khám, chẩn đoán, điều trị chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết của y học hiện đại, giúp nâng cao tính an toàn, hiệu quả của y học cổ truyền.
2. Khám chẩn đoán bằng cả y học cổ truyền và y học hiện đại, tùy theo mức độ, giai đoạn bệnh, để chọn lựa cách điều trị phù hợp cho từng giai đoạn, chủ yếu bằng y học hiện đại hay y học cổ truyền hoặc kết hợp cả ha.i
3. Điều trị căn nguyên, theo cơ chế bệnh sinh bằng y học hiện đại, kết hợp thuốc, các biện pháp không dùng thuốc y học cổ truyền (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, nhằm hạn chế tác dụng phụ, độc hại của thuốc đặc trị, hồi phục chức năng, nâng cao chất lượng sống của người bệnh (y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư, hồi phục chức năng sau đột quỵ…).
4. Điều trị căn nguyên, cơ chế bệnh sinh chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại khi có kèm theo bệnh lý cấp tính, diễn biến phức tạp (nhiễm trùng nặng )…
Có thể nói, việc kết hợp hài hòa hai nền y học trong khám chữa bệnh ngoài việc mang lại lợi ích cho người bệnh, còn góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn và khoa học để xây dựng các công nghệ cao, mới và đáp ứng nhu cầu thời đại.
Khoa Y Dược Cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y học cổ truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Đây là cầu nối giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các phương pháp trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điện châm. Khoa Y dược cổ truyền cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, là điểm dừng chân lý tưởng cho mọi hành trình của du khách, và các doanh nhân khi đến với Cao Lãnh - Đồng Tháp.
Quý khách sẽ có được chỗ ở tốt để tận hưởng các điểm thú vị và hoạt động nổi tiếng ở đây. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Hành trình khám phá Đài Loan, chạm đến vẻ đẹp Á Đông
Về bản chất hoạt động của HTĐCTM vừa mang tính chất mê tín dị đoan, vừa tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc và cũng là điều kiện để các cá nhân, tổ chức thù địch lợi dụng xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Nguồn gốc và quá trình du nhập của HTĐCTM vào Việt Nam
HTĐCTM là một “phong trào tôn giáo” mới bắt nguồn tại Hàn Quốc do Ahn Sahng-hong, sinh năm 1918 sáng lập. Năm 1947, Ahn Sahng-hong theo Cơ Đốc Phục Lâm nhưng sau đó bị giáo hội này khai trừ vì đưa ra quan điểm “lấy thập tự giá làm biểu tượng trong Hội thánh là phạm tội thờ thần tượng". Đến năm 1964, ông lập ra nhóm "Hội thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Jesus” tại TP Busan, Hàn Quốc và trở thành Giáo chủ.
Ông tự cho rằng mình là "Chúa tái lâm", "Thánh Linh đấng yên ủi", "Đức Chúa Trời đến thế gian qua việc mặc lấy xác thịt", nhấn mạnh rằng phải gia nhập vào nhóm của mình thì mới được "ghi tên vào sổ của sự sống". Năm 1985, sau khi Ahn Sahng-hong qua đời, bà Janggil - Ja (Zahng Gil Jah hoặc Chang Gil Jah) tách ra thành lập “Hội thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Ahn Sahng-hong”.
Năm 1997, Hội thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Ahn Sahng-Hong đổi tên gọi chính thức là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới” (World mission society Church of God - WMSCOG) hay còn gọi là “Hội thánh của Đức Chúa trời mẹ” (bởi vì tổ chức này tin có Đức Chúa trời mẹ).
Tổ chức này coi ông Ahn Sahng-hong là “Đức Chúa trời cha” và bà Janggil-Ja là “Đức Chúa trời mẹ”, không tổ chức lễ Giáng sinh, không thờ cây thánh giá, trong sinh hoạt nữ trùm khăn ren trắng… Vì vậy, các tổ chức chính thống ở Hàn Quốc tẩy chay và coi là tà giáo, gọi là HTĐCTM để phân biệt với các tổ chức Hội thánh Đức Chúa Trời khác thuộc đạo Tin Lành. Trụ sở chính của HTĐCTM đặt tại quận Bundang, TP Seongnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc.
HTĐCTM du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động nhập cảnh của người Hàn Quốc; tiếp đến là hoạt động hiến máu nhân đạo của “Quỹ chúng tôi yêu bạn”. HTĐCTM xuất hiện ở phía Nam vào năm 2001, hình thành điểm nhóm đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh vào khoảng năm 2005-2006 do Nguyễn Văn Hòa (truyền đạo sư) phụ trách từ Đà Nẵng trở vào. Năm 2013 xuất hiện ở phía Bắc và rộ lên năm 2016 do ông Nguyễn Đình Tám (chấp sự) phụ trách từ Thừa Thiên-Huế trở ra.
Theo quy định của tổ chức này, mỗi tín đồ được tổng hội ở Hàn Quốc trực tiếp cấp “mã số sự sống” và quản lý chặt chẽ về nhân thân, lai lịch, quan hệ xã hội… thông qua “Thẻ Thánh đồ” (tín đồ) và “Thẻ Thánh đồ điện tử” (đối với người có chức vụ cao hơn tín đồ), được lưu trữ trên website của giáo hội. Hiện nay, HTĐCTM có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố với hàng nghìn người tin theo.
Bản chất của Hội thánh Đức Chúa trời mẹ
HTĐCTM là một hiện tượng tôn giáo gắn với vấn đề tín ngưỡng, giáo lý trong đạo Tin Lành nhưng có nhiều điểm khác so với các hệ phái Tin Lành được Nhà nước công nhận, mang tính tà giáo. Cụ thể là:
Tổ chức không có hệ thống giáo lý, giáo luật riêng mà đa phần cắt xén, pha tạp giữa giáo lý, giáo luật, lễ nghi của đạo Công giáo và hệ phái Tin Lành Cơ đốc Phục lâm. Cụ thể là giáo lý được xây dựng trên cơ sở trích dẫn các câu Kinh thánh riêng lẻ để phục vụ cho quan điểm cá nhân người sáng lập (đây là phương pháp mà hầu hết các tà giáo mang danh Cơ đốc khác đều dùng, vi phạm nguyên tắc giải nghĩa Kinh thánh Cơ đốc là phải theo văn mạch và có đối chiếu với những sách khác trong Kinh thánh). Đồng thời có một số điểm khác biệt, thậm chí sai trái, không đúng với Kinh thánh Tin Lành. Cho rằng con người được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành không phải do bố, mẹ mà do Đức Chúa Trời ủy thác.
Phải thờ phượng “Đức Chúa Trời Cha”; không lập bàn thờ, cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ; coi linh hồn người thân là ma quỷ; không thắp hương đền, chùa, di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ; không ăn đồ cúng, đó là đồ thừa của ma quỷ. Việc tổ chức này tin rằng “tất cả mọi người là những thiên thần đã đến trái đất sau khi phạm tội ở trên trời” và xem cơ thể là nhà tù thời gian của linh hồn là một quan điểm hoàn toàn sai trật với Thánh kinh.
Về ngày tận thế, trong Kinh thánh chính thống không định trước ngày giờ tận thế nhưng Ahn Sahng-hong đã định vào năm 1988. Cho rằng mình đã giáng lâm xuất trần cứu vớt nhân loại, phê phán về lễ Giáng sinh khi cho rằng ngày 25/12 lễ Giáng sinh là ngày sinh thần mặt trời của người nông dân La Mã xưa, vì vậy các hội thánh khác giữ lễ Giáng sinh ngày nay là hành động thờ lạy hình tượng.
Ngoài ra, quan điểm của hội thánh này còn nhiều điểm trái ngược với các tổ chức Tin Lành như: không có thập tự giá; nghi lễ sinh hoạt phải bịt khăn (các tín đồ nữ khi sinh hoạt phải trùm khăn kín đầu); khi cầu nguyện thì nhân danh Đấng Christ Ahn Sahng-hong. HTĐCTM cho rằng các hội thánh không giữ ngày Sabat, không giữ Lễ Vượt qua là tà giáo; hội thánh giữ lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 không dựa trên Kinh thánh; hội thánh thờ lạy thập tự đều là tà giáo; họ cho rằng phải giữ luật pháp của Cựu ước thì sẽ là chính thống thì hội thánh mới có sự cứu rỗi… Đây là những quan điểm hoàn toàn sai lệch.
Cơ cấu tổ chức HTĐCTM tại Việt Nam gồm hai cấp, cấp hội thánh và cấp điểm nhóm. Nhìn chung, tại Việt Nam, tổ chức HTĐCTM không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; không phân cấp quản lý, không có lãnh đạo chung mà tổ chức theo từng nhóm Sion (địa điểm sinh hoạt của tín đồ); hiện có trên 200 điểm nhóm, trong đó hầu hết các điểm nhóm đều không được cấp phép hoạt động.
- Về hình thức sinh hoạt của tổ chức HTĐCTM
Những ai tin theo tổ chức HTĐCTM phải làm rất nhiều lễ. Để trở thành “con cái” của Đức Chúa Trời cần phải làm lễ vượt qua với luận điệu: “Nếu trở thành con của Đức Chúa Trời sẽ được thiên sứ bảo vệ; mọi biến cố trên trái đất như động đất, sập nhà, hỏa hoạn, tai nạn giao thông… sẽ không bị xâm hại dù chỉ một sợi tóc”.
Số người tin theo sẽ phải làm đủ các loại lễ: Lễ chuộc tội (ba lần trong một ngày để Đức Chúa Trời tha tội và ban phước lành; ai dâng càng nhiều tiền thì sẽ được ban càng nhiều phước); lễ cảm tạ (ngày ba lần gồm tiền lễ cảm tạ cha mẹ trời, Sion và cảm tạ mẹ trời, Tổng hội ở Hàn Quốc); lễ phụng sự (ba lần trong ngày với phong bì trắng đựng tiền nhằm phụng sự Đức chúa Jesu đã hy sinh bản thân mình, đóng đinh trên cây thập tự giá).
Ngoài ra, thứ ba và thứ bảy hằng tuần phải đến Sion làm lễ Sabat “gác hết mọi việc xã hội (họp hành), gác hết mọi việc nhà, kể cả bố mẹ chết đang nằm đó”; Đức Chúa Trời đã ban luật tuần làm việc 6 ngày, ngày thứ 7 phải nghỉ ngơi đến Sion nhận phước của Đức Chúa Trời, ai không đến Sion là phạm luật, mất phước, ngày tận thế không được về nước thiên đàng. Tất cả mọi người tin theo phải thật vui vẻ dâng nhiều lễ để Đức Chúa Trời tha nhiều tội, ban nhiều phước và ngược lại. Cách thức hành lễ thường vay mượn các tôn giáo chính thống, tín ngưỡng dân gian như: vái lạy, cầu xin, sám hối, ban ơn, bố thí.
- Về hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người tham gia tổ chức
Cách thức truyền giáo của HTĐCTM gần giống với mô hình bán hàng đa cấp, do Tổng hội ở Hàn Quốc điều hành. Từ năm 2016 đến nay, số đối tượng cầm đầu của HTĐCTM đã đẩy mạnh việc phát triển tổ chức, phân công người đi các địa phương tuyên truyền, lôi kéo người tham gia dưới nhiều hình thức, vỏ bọc khác nhau như dưới danh nghĩa công ty tư vấn, giới thiệu việc làm, trung tâm bảo tồn cây thuốc Việt Nam, văn phòng kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm; mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán; thông qua hoạt động từ thiện xã hội.
Đáng chú ý, tổ chức này đã lôi kéo chủ yếu thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Các đối tượng cầm đầu tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tôn giáo của các tín đồ, dùng các luận điệu như ngày tận thế, chia sẻ tình yêu thương, làm giàu, tác động số tín đồ này đi theo tổ chức. Các tín đồ theo tổ chức phải nộp tiền dâng hiến, được cho uống nước thánh, bánh thánh (không rõ nguồn gốc), được chỉ bảo không nghe theo lời khuyên của gia đình, xã hội, không thờ, ăn các đồ cúng tổ tiên, sẵn sàng từ bỏ gia đình, bỏ học để tham dự các buổi nhóm họp truyền đạo trái phép vào các ngày thứ ba và thứ bảy hằng tuần. Nhiều đối tượng trong tổ chức đã lợi dụng danh nghĩa mở các văn phòng đại diện, thành lập công ty, buôn bán hàng đa cấp, trung tâm trá hình với mục đích tuyên truyền đạo trái phép và phát triển tổ chức, gây nhiều phức tạp về trật tự, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động tôn giáo. Sau khi lôi kéo được hội viên tham gia, các đối tượng sẽ tổ chức cho hội viên sinh hoạt trực tiếp tại các điểm nhóm (Sion) hoặc qua hệ thống Zoom.
- Về phương thức hoạt động của HTĐCTM: Tổ chức này hoạt động tương tự như mô hình đa cấp, được chia thành nhiều nhóm nhỏ, các điểm nhóm sinh hoạt riêng rẽ. Các đối tượng ban đầu chỉ là lân la làm quen, khéo léo tiếp cận tìm hiểu gia cảnh của từng người rồi động viên chia sẻ, hướng dẫn những điều cần thiết trong cuộc sống, sau đó sẽ tìm cách thao túng tâm lý, ép người tham gia bằng sự sợ hãi bởi những lời rao giảng lệch chuẩn, gieo vào tín đồ niềm tin ngày tận thế, về sự phán xét của Đức Chúa Trời nếu không nghe, tin theo; về những rủi ro, những điều siêu nhiên, sứ mệnh cao cả của hội viên để cứu rỗi linh hồn, về cuộc sống an nhàn, hạnh phúc khi theo HTĐCTM…
Cảnh giác với hoạt động Hội thánh Đức Chúa trời mẹ
Đối chiếu quy định hiện hành về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tổ chức HTĐCTM không có giáo lý, giáo luật, cơ cấu tổ chức riêng, có mục đích hoạt động chính là vụ lợi, trái pháp luật nên không đủ điều kiện để được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo.
Hoạt động của HTĐCTM tại một số địa phương thời gian vừa qua như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Nam và một số tỉnh miền núi phía Bắc trước đây cho thấy tổ chức này đã vi phạm nghiêm trọng các điều cấm quy định tại Ðiều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 với các nội dung như: ép buộc, mua chuộc người khác; xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi…
Những gì HTĐCTM tuyên truyền là hoàn toàn trái ngược với thuần phong mỹ tục cũng như những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa của người Việt; không được pháp luật Việt Nam cho phép; hoạt động với các biến thể dị thường núp dưới nhiều danh nghĩa (nhất là danh nghĩa từ thiện, mở các lớp hướng thiện); những kẻ cầm đầu hầu hết là những người không bình thường, có quá khứ bất hảo (cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút…); mục đích chính là vụ lợi.
Hoạt động của HTĐCTM hiện có nhiều vi phạm như: sinh hoạt tôn giáo tập trung khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và cho phép; truyền đạo không đúng đối tượng (tập trung vào học sinh, sinh viên); tài liệu tuyên truyền là những văn hóa phẩm không rõ nguồn gốc; ảnh hưởng đến truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức gia đình, xã hội (như xúi giục, kích động nguời theo ứng xử không hiếu thảo với cha mẹ, đập phá bàn thờ tổ tiên, tuyên truyền người thân trong gia đình là ma quỷ)...
Thậm chí, hoạt động của HTĐCTM trong thời gian vừa qua tại một số địa phương đã gây chia rẽ, kích động gây mâu thuẫn giữa những người theo và không theo tín ngưỡng, tôn giáo và có dấu hiệu trục lợi cá nhân, gây hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân ở một số địa bàn, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Vậy nên, việc nhận thức rõ bản chất để kịp thời cảnh giác, ngăn chặn, xử lý hoạt động phi pháp, nguy hiểm của những đối tượng tự xưng là người của HTĐCTM là điều cần thiết, đem lại sự bình yên cho xã hội.
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, còn được gọi tắt là Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, là tổ chức Hội Thánh nguyên thủy của đạo Cao Đài, được lập thành sau Đại lễ Khai Đạo Rằm tháng 10 năm Bính Dần (tức ngày 19 tháng 11 năm 1926). Hiện nay đây cũng là tổ chức Hội Thánh lớn nhất của đạo Cao Đài, quản lý trên 3/5 tín đồ Cao Đài trên toàn thế giới tức hơn 2,5 triệu tín đồ [1][2][3]. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh thuộc thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh cũng là nơi xuất phát của tất cả các chi phái ly khai khỏi Hội Thánh sau này như Ban Chỉnh Đạo, Tiên Thiên, Minh Chơn Lý, Minh Chơn Đạo, Truyền Giáo Cao Đài...
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh là tổ chức Hội Thánh Cao Đài chính thống duy nhất được hình thành sau Đại Lễ Khai Đạo ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (tức ngày 19 tháng 11 năm 1926) tại chùa Gò Kén, còn gọi là Từ Lâm Tự, Tây Ninh. Các chức sắc đầu tiên đã hình thành nên tổ chức Hội Thánh Cửu Trùng Đài, sau thêm Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, hợp thành Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Tuy nhiên, từ trước khi Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được hình thành, giữa các chức sắc đầu tiên đã phát sinh nhiều mâu thuẫn. Ngô Văn Chiêu, tín đồ Cao Đài đầu tiên, đã từ chối ngôi vị Giáo tông và không tham gia Hội Thánh, cùng với một số tín hữu hình thành một hệ phái Cao Đài riêng, không tổ chức giáo hội, mà về sau gọi là Hệ phái Cao Đài Chiếu Minh. Sau khi Hội Thánh Cao Đài dời từ chùa Gò Kén về Tòa Thánh Tây Ninh như hiện nay, một số chức sắc đã ly khai và hình thành nhiều hệ phái Cao Đài khác nhau, có tổ chức Giáo Hội lẫn không tổ chức Giáo Hội.
Hội Thánh Cao Đài khai đạo và hoạt động trong giai đoạn thực dân Pháp kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động cộng đồng. Theo luật pháp Nam Kỳ, không được họp quá 19 người mà không xin phép[4], vì vậy hoạt động hành đạo thu hút nhiều tín đồ của Hội Thánh Cao Đài tại Đông Dương, trong đó có không ít trí thức có tư tưởng dân tộc, đã làm chính quyền thực dân Pháp lo ngại và ngăn cản. Dưới áp lực đó, ngày 22 tháng 12 năm 1927, Quốc vương Campuchia bấy giờ là Sisowath Monivong ra chỉ dụ cấm người dân Campuchia theo đạo Cao Đài; từ Pháp, Hoàng đế Bảo Đại ra 2 đạo dụ ngày 26 tháng 1 năm 1928 và 6 tháng 3 năm 1929 cấm truyền bá đạo Cao Đài tại Trung Kỳ; ngày 12 tháng 12 năm 1932, theo lệnh Khâm sứ Pháp tại Lào, Thánh thất Cao Đài ở Lào phải đóng cửa và Giáo hữu Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ)[5], đại diện Cơ quan Truyền giáo Cao Đài Hải ngoại tại Lào, bị trục xuất sang Campuchia; ngày 23 tháng 5 năm 1932, Giáo hữu Thái Hòa Thanh (Nguyễn Thái Hòa) bị Sở Mật thám Bắc Kỳ trục xuất về Nam Kỳ.[6]
Dù vậy, so với các chi phái, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh có tổ chức chặt chẽ và hoàn bị nhất, phát triển không ngừng, trở thành tổ chức Hội Thánh Cao Đài chính thống duy nhất và lớn nhất, là Hội Thánh đại diện cho tôn giáo Cao Đài, quản lý hơn 3/5 số lượng tín đồ Cao Đài trên toàn thế giới.
Hệ thống kinh sách của Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh gồm các bài cơ bút giáng được ghi nhận lại, tập hợp trong các tuyển tập gọi là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (gồm quyển 1 và quyển 2). Các tín đồ Cao Đài tin rằng đây là những lời truyền dạy về giáo lý tu tập cũng như các quy tắc ứng xử chung. Bên cạnh đó, còn có thêm các bài kinh riêng rẽ để sử dụng khi hành lễ trong từng trường hợp được tập trung thành quyển Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo do Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh ấn hành và giữ bản quyền.
Do Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là nơi phát xuất của các chi phái Cao Đài sau này, vì vậy, hầu hết các chi phái Cao Đài đều sử dụng hệ thống kinh sách của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh như bộ kinh sách chính của hệ phái mình. Tuy nhiên, hệ thống kinh sách của các chi phái Cao Đài khác diễn giải theo cách riêng, hoặc có thể thay đổi hoặc bổ sung thêm những bài kinh khác của riêng hệ phái mình.
Ngoài ra, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh còn ban hành một loạt hệ thống các văn bản luật pháp đạo mà sau này các chi phái ly khai cũng lấy đó làm thành luật lệ cho chi phái mình như:
Về cơ bản, giáo lý Cao Đài nguyên thủy là nền tảng giáo lý của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, gồm các mục lớn sau đây:
Trong quá trình hoạt động, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh đã hoàn bị thêm những giáo lý chi tiết, giúp cho Hội Thánh có được tổ chức chặt chẽ hơn các hệ phái Cao Đài khác.