Mẫu đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc được vay vốn ngân hàng chính sách xã hội. Mẫu đơn vay vốn nêu rõ thông tin người làm đơn, số tiền cần vay, mục đích vay, lãi suất và thời hạn cho vay.

Thời hạn, lãi suất, phương thức và mức cho vay

Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

-Mục đích sử dụng vốn vay;

-Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);

-Khả năng trả nợ của hộ vay;

-Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.

– Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH.

– Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.

– Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác.

– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và Bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định tại văn bản này.

Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ (hiện nay, mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 100 triệu đồng/hộ).

Bộ hồ sơ cho vay được NHCSXH cấp miễn phí và thống nhất theo mẫu in sẵn trên phạm vi toàn quốc.

Danh  mục hồ sơ cho vay bao gồm:

a. Đối với hộ vay: hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) và gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.

b. Hồ sơ do tổ tiết kiệm và vay vốn lập:

-Lần đầu, khi mới thành lập, tổ gửi Bên cho vay các loại giấy tờ theo quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn như Biên bản họp thành lập tổ và thông qua quy ước hoạt động  (mẫu số 10/CVHN),…

-Mỗi lần vay, tổ gửi Bên cho vay danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN).

-Trong quá trình hoạt động, tổ lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của thành viên (mẫu số 13/CVHN) (nếu có)

-Thông báo phê duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn (mẫu số 04/CVHN)

-Thông báo chuyển nợ quá hạn (mẫu số 05/CVHN) (nếu có).

-Phiếu kiểm tra sau khi cho vay (mẫu số 06/ CVHN).

d. Hồ sơ do hộ nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn và Bên cho vay cùng lập:

-Sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 02/CVHN).

-Văn bản thỏa thuận ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số 11/CVHN) (nếu có).

Đối với hộ nghèo: giữ sổ tiết kiệm và vay vốn.

Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn: lưu giữ đầy đủ các giấy tờ quy định tại điểm b mục 10.1.

-Bộ phận kế toán: lưu giữ toàn bộ hồ sơ gốc gồm các giấy tờ quy định tại mục 10.1 văn bản này trừ sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi của thành viên (mẫu số 13/CVHN) nêu tại điểm b.

– Bộ phận tín dụng: lập và lưu giữ các tài liệu:

+ Sổ theo dõi cho vay hộ nghèo theo địa bàn quản lý.

+ Danh sách hộ nghèo trong địa bàn quản lý;

+ Các báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, thu nợ, gửi tiết kiệm … đối với hộ nghèo.

Như vậy việc lưu giữ những bộ hồ sơ là việc rất cần thiết. Những bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh  mục theo dõi và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ. Trường hợp bộ phận tín dụng cần sử dụng hồ sơ cho vay để xử lý công việc khi cần thiết thì phải sao chép số liệu trong hồ sơ gốc.

Trên đây là bài viết chi tiết về mẫu đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội mà Luật Dương Gia cung cấp cho quý bạn đọc.

Loại cho vay và thời hạn cho vay

-Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

-Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:

– Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a. Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm … phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi.

b. Mua sắm các công cụ lao động nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ sâu …

c. Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật…

d. Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ …

e. Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ…

g. Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

– Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở:

a. Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính phủ.

b. Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài.

a. Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như: cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng…

b. Cho vay góp vốn xây dựng thủy điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia.

Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch đến từng hộ.

Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay làm giếng khơi; giếng khoan; xây bể lọc nước, chứa nước …

Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập:

Các chi  phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập (sách, vở, bút mực…) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông.