Chỉ 62% người Anh được hỏi thừa nhận rằng họ không biết ngoại ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó mức trung bình của EU là 44% và nước đứng đầu là Luxembourg với 1%. Chỉ có Ai-len với tỷ lệ 66% là cao hơn Anh. Tuy nhiên ở Ai-len có đến 11% dân số coi tiếng Ai-len là tiếng mẹ đẻ và tất nhiên số người này cũng nói được tiếng Anh.
“Lazy-girl job” không có nghĩa là lười biếng
Minh Hạnh (26 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội quyết định trở thành một người làm nghề marketing tự do trên các nền tảng số sau 3 năm gắn bó với công việc văn phòng thiên về nhập liệu. Một số bạn bè và người thân cho rằng đây là hành động để Hạnh đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, còn cô gái trẻ thì nói rằng đây là “lazy-girl job” (công việc đòi hỏi ít nỗ lực và mang lại mức thù lao tối đa).
Hạnh cho biết cô từng làm việc 10 giờ/ngày khi còn đi làm hành chính với mức lương có thể chạm tới 20 triệu đồng mỗi tháng. Hiện tại, cô chỉ dành 4-5 giờ/ngày để quảng cáo các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da trực tuyến. Dù kiếm được ít tiền hơn trước đây nhưng Hạnh lại có nhiều thời gian rảnh hơn. Cô có thể tập thể dục, thiền, chơi với mèo mà vẫn đủ khả năng trang trải các loại chi phí cơ bản.
Trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam, Minh Hạnh và nhiều bạn trẻ khác đang chia sẻ về công việc “lazy-girl” của mình. Đối với những người ưa thích phong cách làm việc này, công việc lý tưởng của “lazy-girl” là làm ở nhà, có sếp dễ tính và kết thúc công việc lúc 5h chiều, nhận mức lương vừa đủ mỗi tháng. Số tiền này đủ để họ trang trải các chi phí cơ bản đối với một người trưởng thành mà không phải làm thêm giờ.
Tuy nhiên, một số người cũng phản đối phong cách làm việc này. Họ cho rằng việc thích làm công việc lười biếng là thái độ sai lầm khi gây dựng sự nghiệp. Trái lại, nhiều phụ nữ trẻ tự gọi mình là “lazy-girl” trên mạng khăng khăng rằng họ không có gì khác biệt. Sau thời gian đi làm và căng thẳng vì công việc, họ chia sẻ mình thấy hạnh phúc với lựa chọn cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Hashtag “lazy-girl job” đã có gần 18 triệu lượt xem trên TikTok với những nội dung về cảnh các cô gái gõ bàn phím, cùng những dòng chữ nói về quyền lợi mà họ được hưởng, chẳng hạn như không có người quản lý từng chút một và lịch làm việc linh hoạt, giúp họ có thể đưa chó đi dạo vào giữa buổi ngày.
Giống như xu hướng nghỉ việc trong thầm lặng, phong cách làm việc “lazy-girl” cũng phổ biến đối với những người ở độ tuổi 20-30. Họ đang “vẽ lại” ranh giới mờ nhạt giữa cuộc sống và công việc sau đại dịch.
Khác với tên gọi của mình, những người theo đuổi nhóm công việc “lazy-girl job” không thực sự là một nhân viên lười biếng. Thuật ngữ này không có ý mỉa mai phụ nữ, ám chỉ họ lười biếng hay gàn dở trong công việc. Chỉ đơn giản là công việc này sẽ giúp nhiều phụ nữ trẻ tuổi thanh toán các hóa đơn, đồng thời cân bằng giữa công việc và cuộc sống dù điều này sẽ mang lại một cảm giác giống như bản thân đang lười biếng.
Không phải chỉ phái nữ chọn “lười biếng”
Theo một nghiên cứu của Google tháng 6/2023, cứ 10 người lao động trẻ ở Việt Nam thì có 5 người nói họ đang nỗ lực ít hơn mức tối đa. Khảo sát này thực hiện với sự tham gia của hơn 10.000 người trưởng thành đang đi làm. Lý do đang khiến họ cảm thấy “chán nản” nhất chính là văn hoá nơi làm việc.
Trên các nền tảng mạng xã hội, không ít nam giới trong độ tuổi đi làm đã chia sẻ về những mặt trái trong công việc của họ. Họ phàn nàn về việc sếp khó tính, lương thấp và cảm thấy có lỗi khi nghỉ phép.
Trần Minh Hoàng (30 tuổi), một quản lý nhân sự trong lĩnh vực marketing cho biết anh không phản đối việc đi làm nhưng nhận thấy văn hoá làm việc liên tục đang khá “độc hại”. Hơn nữa, anh Hoàng không nghĩ rằng “lazy-girl” là lười biếng.
“Đại dịch đã “đưa đẩy” chúng ta đến với những công việc từ xa. Với giờ làm việc linh hoạt, mọi người sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè. Điều đó có nghĩa là bất kỳ độ tuổi hay ngành nghề nào, chúng ta đều có thể lựa chọn làm người “lười biếng” nếu không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung”, anh Hoàng chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thảo Nguyên - một người từng dành khá nhiều thời gian nghiên cứu về xu hướng làm việc của giới trẻ cho rằng, từ “lazy” (lười biếng) trong cụm từ lazy-girl nhằm mô tả trạng thái trái ngược với sự hối hả của môi trường công việc truyền thống. Điều này không có nghĩa rằng những người làm công việc thuộc nhóm này là những người không có động lực hoặc không làm việc chăm chỉ.
“Quan điểm này phù hợp với đối tượng là những người trẻ tuổi hơn là những người đã có nhiều kinh nghiệm trong một nghề nghiệp cố định. Điều quan trọng nhất cần nhớ khi quyết định con đường phù hợp với bạn là biết ưu tiên của bạn là gì. Nếu bạn là người có mục tiêu và thích phát triển trong môi trường áp lực cao, thì một công việc đầy thử thách có thể phù hợp với bạn.
Mặt khác, nếu bạn là người coi công việc như một phương tiện để kết nối xã hội, để tránh việc quá rảnh rỗi... hoặc bạn không phải lo toan quá nhiều về chi phí sinh hoạt... thì “lazy-girl job” không phải là một lựa chọn tồi.
Mỗi chúng ta đều có vai trò trong bất kỳ công việc nào chúng ta làm và trong thời đại mà các cuộc đấu tranh về sức khỏe tâm thần diễn ra gay gắt, điều quan trọng là mọi người phải nhận ra rằng thành công cuối cùng là những gì khiến chúng ta thật sự hài lòng. Cho dù đó là “lazy-girl job” hay bất kỳ công việc nào khác, thì cuối cùng việc chúng ta khỏe mạnh, hạnh phúc mới là quan trọng nhất”, chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thảo Nguyên chia sẻ.
Phần Lan , một trong những nơi tốt nhất để làm mẹ, đã ghi nhận số trẻ sơ sinh thấp nhất trong gần 150 năm trở lại đây. Tỷ lệ sinh đã giảm đều kể từ đầu thập kỷ, và có ít dấu hiệu cho thấy xu hướng này sẽ đảo ngược trong thời gian tới.
Đối với Heidi Schauman – chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng Aktia, thì những số liệu thống kê này thật “đáng sợ”: “Chúng cho thấy tốc độ xã hội của chúng tôi đang thay đổi nhanh chóng như thế nào, và chúng tôi không có các giải pháp sẵn sàng để ngăn chặn sự phát triển này. Chúng tôi có một khu vực công lớn và hệ thống này cần những người đóng thuế trong tương lai.”
Theo Schauman, để làm được điều đó, tỷ lệ sinh phải là 2 đứa trẻ/ phụ nữ. Theo thống kê của Phần Lan, tỷ lệ sinh vào năm 2016 được dự báo là 1,57. Đó là một mức thấp đáng ngạc nhiên, bất chấp những nỗ lực của chính phủ để hỗ trợ các bậc làm cha mẹ.
Có lẽ không gì minh họa cho những nỗ lực này tốt hơn những chiếc hộp đựng đồ trẻ nhỏ nổi tiếng ở Phần Lan. Được đưa ra vào năm 1937, những chiếc hộp chứa đầy quần áo trẻ em, các sản phẩm chăm sóc trẻ nhỏ bao gồm những bộ áo liền quần, bao tay, bột chống hăm, lược, nhiệt kế phòng tắm… được vận chuyển đến các bà mẹ sắp sinh, và các hộp bìa cứng này cũng đóng vai trò của một chiếc cũi tạm thời.
Ý tưởng đằng sau những chiếc hộp này được thôi thúc bởi những lo ngại về tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh trong các gia đình có thu nhập thấp. Các bộ sản phẩm này cuối cùng đã được mở rộng cho tất cả các gia đình chuẩn bị chào đón trẻ nhỏ.
Cho bố mẹ nghỉ phép một cách hào phóng và một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới cũng không thành công. Theo OECD, Phần Lan đang có tỷ lệ thanh niên so với người trong độ tuổi lao động thấp nhất ở Bắc Âu.
Quốc gia này cũng có tỷ lệ người già phụ thuộc cao nhất trong khu vực.
Theo các dự báo của OECD, thì tình hình này sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Ủy ban châu Âu cho biết các yếu tố nhân khẩu học đang hạn chế tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Phần Lan, được dự đoán sẽ đạt đỉnh điểm là 1,9% vào năm 2035 và giữ ở mức 1,5% trong giai đoạn 2050 – 2060.
Đảo ngược ý tưởng hiện đại rằng không có con cũng chẳng sao cả giống như một nhiệm vụ bất khả thi. Mở cửa cho những người nhập cư lại là khu vực cấm về mặt chính trị, do chính quyền của thủ tướng Juha Sipila dự vào sự hỗ trợ của các nhà lập pháp theo chủ nghĩa dân tộc.
Chính phủ đã làm việc với những người sử dụng lao động và các công đoàn để tăng cường bình đẳng giới bằng cách cho phép thời gian nghỉ sau sinh của nhân viên linh hoạt hơn và đơn giản hóa hệ thống phúc lợi. Những cải cách này dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2019.
Schauman tin rằng những nỗ lực này là không đủ: “Cuộc thảo luận đã xoay quanh vấn đề bình đẳng giới và việc làm của phụ nữ, còn vấn đề sinh nở lại chỉ được dùng làm nền.” Theo bà, điều Phần Lan cần lúc này là một chương trình chính trị trân trọng gia đình và tăng giá trị của việc làm cha mẹ.
Một gợi ý khác được đưa ra và thiết thực hơn là các cặp vợ chồng nên ngừng sử dụng bao cao su.
"Lazy-girl job" hay còn gọi là xu hướng làm việc "lười biếng" với những công việc nhẹ nhàng, ít căng thẳng, đôi khi không cần đến văn phòng. Đây chính xu hướng sống nổi bật trong năm 2023 vừa qua được nhiều người trẻ lựa chọn.
"Lười biếng" ở đây không có nghĩa rằng những người làm công việc thuộc nhóm này là những người không có động lực hoặc không làm việc chăm chỉ. Chỉ đơn giản là họ sẽ lựa chọn các công việc với mức lương đủ chi tiêu cơ bản, linh hoạt, cho phép người làm có nhiều thời gian rảnh rỗi cho bản thân thay vì vùi đầu vào công việc.
Tuy nhiên đây cũng một lối sống gây nhiều tranh cãi khi có thể dẫn đến tâm lý thiếu nỗ lực trong việc gây dựng sự nghiệp của người trẻ ở tương lai.
Những điều bạn làm sau 7 giờ tối sẽ quyết định bạn là ai trong cuộc đời này. Đó là quan điểm sống mà Giang lựa chọn kể từ khi cô gái này thay đổi sang công việc chỉ làm giờ hành chính. Dù kiếm được ít tiền hơn trước đây nhưng Giang lại có nhiều thời gian rảnh hơn.
"Mình nghĩ là nếu làm ra nhiều tiền mà không hạnh phúc thì nó không đáng. Giờ mình chọn không áp lực về tiền bạc nữa nên là lối sống này khiến mình bớt suy nghĩ hơn, có thể chữa lành bản thân sau những công việc căng thẳng" - Giang cho biết.
Công việc lý tưởng của xu hướng "lazy-girl job" là làm việc tự do, nhận mức lương vừa đủ mỗi tháng. Số tiền này đủ để họ trang trải các chi phí cơ bản đối với một người trưởng thành mà không phải làm thêm giờ. Và đôi khi "lười biếng" cũng là bí quyết để làm việc hiệu quả hơn.
Trái ngược lại, Trọng Khôi lại cho rằng tuổi trẻ phải nỗ lực kiếm tiền, tiết kiệm cho tương lai. Nên Khôi sẵn sàng làm 3 công việc tự do cùng một lúc, nhưng cũng sẽ không quá 8 tiếng 1 ngày. Tiêu chí lựa chọn công việc thì cũng rõ ràng. Không phải làm việc với quản lý khó tính, lương không quá thấp hay phải cảm thấy có lỗi khi nghỉ phép.
"Tính đến giờ em là 3 công việc tổng cộng : mẫu ảnh tự do, gia sư với cả làm content creator. Em không muốn một công việc ổn định. Giờ làm tự do mình không bị áp lực từ cấp trên nên khá thoải mái về mặt tinh thần" - Khôi nói.
Theo một nghiên cứu của Google trong năm 2023, cứ 10 người lao động trẻ ở Việt Nam thì có 5 người nói họ đang nỗ lực ít hơn mức tối đa. Người lao động thế hệ Gen Z đang có xu hướng tìm kiếm những công việc ít căng thẳng hơn mà vẫn được trả mức lương hợp lý. Vì họ ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!