Chỉ số đô la, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ, tăng 0,368% giao dịch ở mức 96,817.
Đô thị vệ tinh (5 thành phố)
- Thành phố Hoà Lạc - Thành phố Sơn Tây - Thành phố Sóc Sơn - Thành phố Phú Xuyên - Thành phố Xuân Mai
- Thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) - Thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) - Thành phố Văn Giang (Hưng Yên)
- Trung tâm lịch sử: Quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng - Trung tâm chính trị: Quận Ba Đình - Trung tâm hành chính, kinh tế, tài chính, du lịch, ngoại giao: Quận Tây Hồ, Quận Nam Từ Liêm, phía Đông Quận Bắc Từ Liêm, phía nam Quận Đông Anh, Quận Hà Đông.
- 02 sân bay quốc tế: Nội Bài, Ứng Hoà - 04 sân bay nội địa/quân sự: Gia Lâm, Bạch Mai, Hoà Lạc, Miếu Môn - 08 tuyến đường vành đai: 1, 2, 2.5, 3, 3.5, 4, 5, Trục Bắc - Nam (dọc hành lang xanh), trong đó VĐ3, 4, 5 là cao tốc - 03 tuyến đường trên cao (có khả năng bổ sung thêm) - 09 tuyến metro - 03 tuyến monorail - 04 tuyến đường sắt liên tỉnh: Hà Nội - Sài Gòn (tốc độ cao), Hà Nội - Đồng Đăng, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (tốc độ cao), Yên Viên - Cái Lân - 08 tuyến cao tốc liên tỉnh: CT01, CT02, CT03, CT04, CT05, CT06, CT07, CT08
Thời tiết nắng nóng, công việc bận bịu nên từ lâu chị Nguyễn Thu Phương (quận Long Biên, Hà Nội) quen với việc mua đồ ăn, thức uống qua các trang thương mại điện tử thay vì đến chợ dân sinh truyền thống.
“Từ rau, hoa quả đến thịt, cá, hải sản tươi sống, chỉ cần 1 cú click chuột, bạn có thể mua được mọi thứ. Các mặt hàng thực phẩm online nhiều khi còn đa dạng và phong phú hơn cả chợ truyền thống”, chị Phương cho biết.
Với phương thức thanh toán đơn giản, giao hàng nhanh gọn, các bà nội trợ được giải phóng khỏi công cuộc đi chợ. Tuy nhiên, ở chợ dân sinh truyền thống, người nội trợ được lựa chọn, mặc cả theo hình thức “thuận mua vừa bán”.
Khi mua thực phẩm online, hầu hết các bà, các chị đều lựa chọn thực phẩm dựa trên hình ảnh được chụp và đưa lên mạng theo cảm tính. Do đó, nhiều người “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi nhận sản phẩm không ưng ý.
Từng “nuốt quả đắng” khi mua hàng online, chị Minh Thư (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Theo quảng cáo trên mạng của chủ shop, giống bơ là bơ 034 rất ngon, cùi dày, dóc hạt xanh mịn mướt mắt. Tuy nhiên, khi hàng giao đến nơi tôi mới ngã ngửa ra. Những quả bơ vừa bé, vừa non, bị chín ép do thời tiết nắng nóng. Ăn vào thì đắng ngắt. Tôi phản hồi lại thì chủ cửa hàng chặn luôn Facebook”.
Nhiều người tiêu dùng khác cũng gặp tình huống “treo đầu dê, bán thịt chó” tương tự khi mua hàng online. Đó có thể là hoa quả, đồ ăn nhanh rồi đến cả con gà, con vịt. Vì mua trực tuyến nên khi “tiền trao, hàng nhận”, khách hàng thường không nhận được sự hỗ trợ, đền bù, đổi trả nếu món hàng không giống như quảng cáo.
Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm đưa lên mạng đều không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Mọi câu từ quảng cáo đều được cân nhắc để hút khách bằng giá cả, ưu đãi... Người bán chỉ để lại thông tin sản phẩm, số điện thoại đặt hàng và nhận giao hàng đến khách.
Nâng cao nhận thức khi mua hàng online
Hiện nay, hình thức mua bán trực tuyến trên trang web thương mại điện tử, mạng xã hội thu hút người tiêu dùng mọi lứa tuổi do sự đa dạng và tiện dụng. Tuy nhiên, phần lớn mặt hàng rao trên mạng xã hội không bảo đảm chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, quảng cáo sai sự thật, không có địa chỉ kinh doanh cụ thể hoặc không có hóa đơn, chứng từ...
Do đó, nhiều hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thông qua mua bán online khi được phản ánh đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không đủ cơ sở để xử lý.
Đặc biệt, hầu hết các cơ sở bán thực phẩm online đều kinh doanh không có giấy phép, các sản phẩm chế biến không có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm. Chất lượng sản phẩm chỉ được chủ cửa hàng... cam đoan bằng miệng, khó kiểm chứng. Chính vì vậy, bên cạnh những tiện ích thì việc mua thực phẩm chế biến sẵn được bán online cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm...
Khi mua hàng trực tiếp, người tiêu dùng có thể tận mắt nhìn thấy việc chế biến, đóng gói và sản xuất của cơ sở, nhưng nếu mua hàng online thì không thể biết được việc này. Trên các trang mạng, lời quảng cáo sản phẩm luôn khẳng định đảm bảo chất lượng vì được lấy từ các nhà cung cấp lớn, nhưng khách hàng thường quên kiểm soát việc này. Cứ thấy bắt mắt, giá cả phải chăng là mua.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt điều tra, theo dõi và xử lý những địa chỉ bán hàng thực phẩm online không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, tuy nhiên, việc xử lý này chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, thậm chí, rất khó khăn để xác định vì đại chỉ kinh doanh ghi trên mạng và địa chỉ thật lại hoàn toàn khác biệt.
Hơn nữa, trên thực tế, công tác quản lý, kiểm soát việc mua - bán online là rất khó khăn. Đôi khi, khách hàng mua phải thực phẩm kém chất lượng nhưng rất khó kiện.
Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, điều đầu tiên là người dân cần nâng cao nhận thức trong mua sắm online. Khi chọn mua thực phẩm online nên chọn nơi uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Sau đó là chọn đơn vị vận chuyển, giao hàng chuyên nghiệp vì họ thường sẵn có dụng cụ bảo quản. Khi nhận hàng phải kiểm tra kỹ nơi sản xuất, hạn sử dụng.
Một kinh nghiệm khác người tiêu dùng cần lưu ý khi chọn thực phẩm online là nên chọn mua của những trang, người bán uy tín, nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực từ người dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần chọn địa chỉ bán hàng có chế độ bảo hành, giải quyết khiếu nại cho khách để hạn chế tối đa tình trạng mua phải thực phẩm “bẩn”, chất lượng không giống như quảng cáo ban đầu.
Được tổ chức từ ngày 11-23/11, “Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên năm 2023” nằm trong chuỗi kế hoạch xúc tiến thương mại của ngành Công thương. Thông qua phiên chợ, người tiêu dùng có điều kiện tham quan, mua sắm các sản phẩm Việt chất lượng cao; còn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có cơ hội giới thiệu, quảng bá rộng rãi sản phẩm, hàng hóa do đơn vị mình làm ra.
Mặc dù đã hơn 21h nhưng gian hàng kinh doanh các sản phẩm đồ đồng phong thủy của chị Đào Thị Lộc (Bắc Ninh) tại phiên chợ vẫn có nhiều khách hàng đến xem và mua sắm hàng hóa.
Gian hàng có rất nhiều sản phẩm đồ đồng phong phú, chia thành 3 nhóm, gồm đồ thờ, đồ phong thủy và tranh treo tường. Theo chị Đào Thị Lộc (chủ cơ sở), các sản phẩm của cơ sở được sản xuất tại làng nghề truyền thống Bắc Ninh, đều là hàng có chất lượng nên được đưa đến phiên chợ để giới thiệu cho người tiêu dùng Vĩnh Phúc.
Theo ghi nhận, các sản phẩm tranh đồng, đồ thờ được nhiều khách hàng quan tâm và mua nhiều. Do không phải qua các khâu trung gian, nên sản phẩm được bán đúng giá, tương xứng với giá trị thực của hàng hóa.
Khách hàng xem tranh đồng của Cơ sở đồ đồng Lộc Phát
Chị Lộc cho biết thêm: “Thông qua phiên chợ, chúng tôi mong muốn tạo dựng lòng tin, sự uy tín của sản phẩm cũng như cơ sở. Nhất là đối với mặt hàng đồ thờ tâm linh, các gia đình đều muốn mua sản phẩm tốt để sử dụng lâu dài. Mặt khác, các sản phẩm ở làng nghề truyền thống chúng tôi không bán giá cao như doanh nghiệp được, chủ yếu “lấy công làm lãi” là chính. Việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại phiên chợ giúp chúng tôi tiếp cận gần nhất với khách hàng. Qua đó, người tiêu dùng cũng có điều kiện sử dụng sản phẩm tốt, còn cơ sở sản xuất có cơ hội phát triển bền vững".
Tại gian hàng nội thất Mạnh Trường (Bắc Ninh) cũng có nhiều khách hàng đến xem các sản phẩm bàn ghế, tủ… Theo chia sẻ của anh Trường, phiên chợ đợt này thu hút rất đông khách hàng đến tham quan, nhưng sức mua giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, điều này cũng đã được chủ cơ sở dự đoán trước tình hình nên không lấy làm thất vọng. Mục đích lớn nhất khi đưa hàng đến phiên chợ của cơ sở là để giới thiệu sản phẩm của địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát triển nghề mộc truyền thống của Bắc Ninh.
Anh Trường khẳng định: “Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất Mạnh Trường được khách hàng biết đến nhiều hơn. Nhiều lần sau hội chợ, khách hàng ở Vĩnh Phúc vẫn điện thoại đặt đóng các loại bàn, ghế theo yêu cầu khiến chúng tôi thấy rất phấn khởi”.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại phiên chợ được nhiều người quan tâm
Năm nay, "Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên" thu hút gần 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở trong và ngoài tỉnh tham gia, với quy mô 50 - 60 gian hàng. Phần lớn, các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm may mặc, đồ gia dụng, đồ gỗ, thủy hải sản, nông sản và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Nhìn chung, các sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có giá bán thấp hơn hoặc tương đương với giá thị trường tại cùng thời điểm.
Chị Phạm Thị Ánh ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên cho biết: “Hầu hết, các hội chợ, phiên chợ tổ chức ở địa phương tôi đều đi để mua sắm thực phẩm. Ở đây có những gian hàng chuyên bán các sản phẩm đặc sản của mỗi vùng miền. Ví dụ, các loại mắm ngon ở vùng biển Thanh Hóa, Phú Quốc; nấm hương, miến, nghệ, tam thất ở các tỉnh miền núi Hà Giang, Lào Cai. Mua những sản phẩm ở các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống có địa chỉ rõ ràng khiến tôi yên tâm về chất lượng, giá cả".
Mục đích của "Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên năm 2023" là để người tiêu dùng địa phương có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà phân phối hàng Việt. Qua đó, tìm hiểu và chọn mua những sản phẩm Việt chất lượng với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Phiên chợ cũng là dịp để các doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng; là cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có điều kiện học tập kinh nghiệm và tìm kiếm đối tác, thị trường; phát triển đại lý, mở rộng hợp tác sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Theo đại diện Trung tâm Phát triển công thương tỉnh (đơn vị tổ chức chương trình), trong bối cảnh hàng Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập cả ở khu vực nông thôn và thành thị thì những phiên chợ đưa hàng Việt về đô thị có ý nghĩa quan trọng trong phát triển thị trường cho hàng Việt hiện nay.
Để đạt được hiệu quả tốt hơn trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đơn vị tổ chức luôn chú trọng lựa chọn những doanh nghiệp uy tín; việc tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hóa đảm bảo sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dân.
Trong suốt quá trình diễn ra phiên chợ, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy và các vấn đề liên quan được đơn vị tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt, giúp các doanh nghiệp, tiểu thương có điều kiện bán hàng thuận lợi nhất.
Theo kế hoạch, từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành Công thương sẽ tăng cường tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, hội chợ, điểm bán hàng Việt cố định… phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
Thông qua chương trình giúp kích cầu tiêu dùng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi nền kinh tế trong những tháng cuối năm.
Để tăng sự hấp dẫn cho các phiên chợ, đơn vị tổ chức đã vận động và phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức thêm các hoạt động ca nhạc, vui chơi, giải trí cho trẻ em và nhân dân, góp phần thu hút đông đảo nhân dân tới tham quan, mua sắm.