Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của cha mẹ học sinh như sau:

Hội trưởng hội phụ huynh phát biểu họp đầu năm 2024 2025? Bài phát biểu của hội cha mẹ học sinh đầu năm học 2024 2025?

Hội trưởng hội phụ huynh phát biểu họp đầu năm 2024 2025 (Bài phát biểu của hội cha mẹ học sinh đầu năm học 2024 2025) như sau:

Hội trưởng hội phụ huynh phát biểu họp đầu năm 2024 2025 (Bài phát biểu của hội cha mẹ học sinh đầu năm học 2024 2025)

Kính thưa quý phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp …!

Hôm nay, tôi rất vinh dự và hạnh phúc khi được đại diện cho các bậc phụ huynh phát biểu trong buổi họp phụ huynh đầu năm học mới. Trước tiên, cho phép tôi gửi lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Năm học mới đã bắt đầu, mang theo những hy vọng và mục tiêu mới. Đây là thời điểm để chúng ta cùng nhau nhìn lại những thành tựu đã đạt được trong năm học trước, đồng thời đặt ra những kế hoạch và phương hướng để hỗ trợ con em chúng ta phát triển toàn diện trong năm học này.

Chúng tôi, các bậc phụ huynh, luôn hiểu rằng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là của gia đình và xã hội. Chúng tôi vô cùng biết ơn sự tận tâm, nhiệt huyết của quý thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng và đạo đức cho các em học sinh. Chúng tôi cam kết sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ hết mình để góp phần vào sự thành công của của các em học sinh.

Chúng ta đều mong muốn con em mình không chỉ học giỏi mà còn phải trở thành những công dân tốt, có đạo đức, biết tôn trọng người khác và sống có trách nhiệm. Điều này đòi hỏi chúng ta phải luôn quan tâm, dõi theo và giáo dục các em từ những hành động nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta hãy cùng nhau tạo điều kiện tốt nhất để các em có môi trường học tập và phát triển toàn diện.

Các em chính là niềm tự hào và hy vọng của cha mẹ. Hãy nhớ rằng việc học không chỉ vì điểm số mà còn vì tương lai của chính mình. Hãy cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giáo dục. Chúc các bậc phụ huynh luôn mạnh khỏe và an vui. Chúc các em học sinh một năm học mới đầy niềm vui, đạt nhiều thành tích xuất sắc và phát triển toàn diện.

Kính thưa quý thầy cô giáo, quý bậc phụ huynh và các em học sinh thân mến!

Hôm nay, tôi rất vui mừng và hân hạnh khi được đại diện cho các bậc phụ huynh phát biểu trong buổi họp phụ huynh đầu năm học mới này. Trước tiên, cho phép tôi gửi lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến toàn thể quý thầy cô, quý bậc phụ huynh và các em học sinh.

Chúng ta bước vào một năm học mới với những cơ hội và thách thức mới. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại những thành quả đã đạt được trong năm học vừa qua và đặt ra những mục tiêu, kế hoạch mới cho năm học này. Tôi xin cảm ơn sự nỗ lực không ngừng nghỉ của quý thầy cô trong việc giảng dạy và dìu dắt các em học sinh. Sự tận tâm và nhiệt huyết của quý thầy cô chính là động lực để các em học tập và phát triển.

Hội trưởng hội phụ huynh phát biểu họp đầu năm 2024 2025? Bài phát biểu của hội cha mẹ học sinh đầu năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của cha mẹ học sinh như sau:

(1) Trách nhiệm của cha mẹ học sinh:

- Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.

- Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.

- Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện;

- Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;

- Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.

- Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Ban đại diện cha mẹ học sinh do giáo viên chỉ định, và nhiều trường hợp trở thành nơi kêu gọi đóng góp, gây quan điểm trái chiều.

Thu quỹ phụ huynh trên nguyên tắc tự nguyện đóng góp theo khả năng, nhưng thực tế, tại nhiều lớp học, Ban đại diện cha mẹ học sinh lại chia trung bình theo số lượng phụ huynh theo kiểu "chia đều, nộp đủ". Điều đó tạo nên một bất cập khi trong một lớp, phụ huynh giàu hay nghèo cũng đều phải đóng quỹ như nhau, gây áp lực cho những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn khi luôn phải căng mình chạy theo số phụ huynh khá giả. Câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục duy trì Hội phụ huynh hay không?

Đánh giá vai trò và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh không tương xứng với kỳ vọng ban đầu, độc giả Daihung cho rằng nên dẹp bỏ: "Tôi cũng có các con học trường công, nên rất hiểu hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các khoảng đóng góp tự nguyện. Bản thân tôi cũng từng góp mặt trong Ban đại diện phụ huynh của lớp con mình. Tôi cho rằng nên dẹp bỏ Ban này, đồng thời cấm luôn việc vận động phụ huynh đóng góp tiền. Những phụ huynh giàu, muốn đóng góp nhiều cho con được hưởng các tiện nghi cao cấp xin mời sang trường tư, trường quốc tế. Không thể bắt các phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn cũng phải bỏ tiền mua sắm đủ thứ".

Đồng quan điểm, bạn đọc Minh Tuấn nhấn mạnh: "Tôi thấy thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng chẳng để làm gì (nhất là với học sinh cấp hai ,ba). Ban này chỉ toàn là chỗ để các giáo viên và nhà trường tận dụng, thu hộ các khoản ngoài quy định. Giờ chuyển đổi số rồi, nhà trường cần thu gì theo quy định thì phụ huynh chỉ cần chuyển khoản là xong, ai có điều kiện, nhu cầu ủng hộ hơn thì cũng có thể chuyển khoản vào một tài khoản riêng và được công khai thu chi rõ ràng là được".

"Đã đến lúc phải đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta lại cần Hội phụ huynh học sinh rồi lại suốt ngày họp hành, kêu gọi đóng góp và phát sinh tiêu cực? Trường đã có quỹ từ ngân sách giáo dục rót xuống và tiền học phí của học sinh. Vậy tại sao năm nào cũng khóc than không đủ rồi kêu gọi phụ huynh 'tự nguyện' hỗ trợ đóng góp cho trường thông qua Hội phụ huynh. Tôi sống ở Canada và chẳng bao giờ thấy Hội phụ huynh nào mà mọi chuyện vẫn ổn", độc giả Duong Do nói thêm.

Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Đình ủng họ dẹp bỏ Hội phụ huynh: "Họp đầu năm, chưa ai biết ai, giáo viên chủ nhiệm tự giới thiệu chị A, anh B nào đó để làm Hội trưởng phụ huynh của lớp. Sau đó, vị Hội trưởng này lên phát biểu nào là lương giáo viên thấp, nào là trường thiếu kinh phí, nên đề nghị tất cả phụ huynh trong lớp đóng một khoản tiền để trang bị, sửa sang phòng... Năm nào cũng như năm ấy, những chuyện tự thu tự chi như trên cũng diễn ra như vậy. Xã hội lên tiếng, báo chí phản ánh nhiều, nhưng việc lạm thu vẫn công khai như thách thức dư luận. Hiệu trưởng chắc chắn phải biết rõ việc lạm thu này, nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố có theo dõi và xử lý đến nơi đến chốn không?

Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, độc giả Minh Minh lại có cái nhìn khác về vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh: "Trước hết, xin khẳng định là Hội phụ huynh không ăn chặn, tư túi gì tiền quỹ lớp. Ai từng làm trong Ban đại diện cha mẹ học sinh rồi thì sẽ thấy đủ thứ cần chi. Hội phụ huynh thường phải thu vén mới đủ chứ không phải vung tiền quá trán như nhiều người vẫn nghĩ. Nhiều khi họ còn phải tự bỏ thêm tiền để các con được vui vẻ trọn vẹn".

Cũng ủng hộ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự tồn tại của quỹ phụ huynh, bạn đọc Quốc Bảo phân tích: "Tổ chức nào mà chẳng cần phải có quỹ. Một lớp học muốn có nhiều hoạt động phục vụ học tập như in ấn tài liệu, hỗ trợ học sinh khó khăn, thiên tai, tai nạn, phong trào văn hóa văn nghệ, phục vụ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác... Thầy cô dạy ở trường công đâu có gì ngoài lương nhưng lâu lâu cũng phải ủng hộ nhiều khoản như quỹ khuyến học, học sinh khó khăn bệnh tật tai nạn, thiên tai... chẳng lẽ cả lớp trơ mắt, phụ huynh trơ mắt không mua sắm, ủng hộ gì?".

"Tôi là Hội trưởng phụ huynh bốn năm nay có vài ý kiến như sau: Tôi thấy đúng là một số Ban đại diện cha mẹ học sinh hay tìm cách thu quỹ kiểu tận thu, ép buộc phụ huynh phải đóng nhiều khoản vô lý. Nhưng không phải ở đâu cũng vậy. Riêng lớp con tôi, chúng tôi thống nhất đóng quỹ lớp một năm 300.000 đồng, trích về quỹ của trường là 50.000 đồng mỗi học sinh một năm, còn lại để trả tiền điện điều hòa cho các con, tổ chức 1/6, Trung thu và những hoạt động tập thể khác như thăm hỏi học sinh ốm đau. Cuối năm, chúng tôi trích quỹ mua cho tất cả học sinh ít sách vở làm phần thưởng. Còn thừa thì để đến năm tiếp theo.

Căn bản, quỹ lớp cứ minh bạch, dù chi 1.000 đồng cũng phải rõ ràng, nên các phụ huynh trong lớp con tôi luôn thấy tin tưởng và thực sự ủng hộ. Có những việc đột xuất, phụ huynh trong lớp còn chung tay tự nguyện ủng hộ thêm không lấy vào quỹ lớp, nên tôi thấy việc này phụ thuộc vào trách nhiệm của Ban đại diện phụ huynh. Cứ thu chi hợp lý và minh bạch thì ai cũng ủng hộ thôi", độc giả Chung Pham Quang nhấn mạnh.