Kế hoạch hoạt Ä‘á»™ng dá»± án Steam của khối mẫu giáo bé

Thời gian mua cành đào, cây đào

Cách Tết khoảng 1 tuần là thời điểm thích hợp để mua đào vì sẽ dễ xác định cây đào, cành đào nào nở rộ đúng ngày Tết hay không.

Đào cây nở chậm hơn đào cành nên gia chủ phải chọn cây nở nhiều hoa vào lúc cận Tết. Nếu mua cây có ít hoa thì rất rủi ro nếu hoa không nở, nở ít hoặc bị héo trước chưa kịp nở mãn khai vào 3 ngày Tết. Dân gian vẫn quan niệm nếu cành hoa đào trưng ngày Tết bị héo không nở hoa thì cả năm sẽ xui xẻo.

Tiêu chí một cây đào, cành đào đẹp

Hiện nay, có nhiều loại đào được người dân lựa chọn để trưng dịp Tết như: đào phai, đào Nhật Tân, đào rừng, đào Thất Thốn, đào cổ thụ...

Người mua dựa vào thời gian cận Tết hay cách xa Tết để chọn cây đào nhiều hoa hoặc nhiều nụ để chơi. Ảnh: Đắc Quang

Một cây đào đẹp có đủ hoa, lộc, nụ và quả, được gọi là bộ tứ quý, với ý nghĩa đề huề, đủ đầy và mang nhiều may mắn cho gia đình.

Gốc đào sần sùi, màu ngà ngà đen, thể hiện sức sống mạnh mẽ. Nụ hoa đầy đặn, cánh hoa dày, có lộc thì càng tốt.

Dáng của cây đào cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Có nhiều dáng đào đẹp. Trong đó phải kể đến dáng vạn liên hoa, tức dáng thân cây to, trụ vững, các cành liên tiếp mọc từ gốc, thân lên đến ngọn và từ đó mọc liên tiếp. Khi hoa nở sẽ sáng bừng cả một góc trong không gian sống.

Hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng tình phụ - tử, gia đình, phúc lộc, các con vật trong truyền thuyết như long, phụng.

Thế quần tụ: một tán cây đâm lên cao biểu tượng cho cha mẹ và các tán phụ xung quanh biểu tượng cho con cháu sum vầy được tạo bởi các cành thấp, nhỏ.

Thế trực đổ: cây đào có 1 nhánh đâm thẳng lên và một nhánh đổ xuống thể hiện cho sự dồi dào, phú quý đổ về hay thăng tiến trong sự nghiệp, tình duyên.

Thế ngũ phúc: 4 chạc dưới và 1 chạc trên thể hiện sự đủ đầy, ấm no, gia đạo hạnh phúc.

Thế long giáng: những cây có hình con rồng sà xuống mặt đất, đây cũng là thế cầu kỳ và công phu nhất. Thế cây này thể hiện sự trang trọng, phú quý, người làm ăn kinh doanh rất hợp thế cây này.

Thế phu thê: thế thường gặp nhất gồm có hai cành một cặp quấn quýt lấy nhau thể hiện cho sự mặn nồng trong tình cảm, những đôi vợ chồng ở riêng nên chọn mua thế này.

Thế đào tiên dáng huyền: thế cây được uốn cong về một phía, để các cành nhỏ đâm chồi nở hoa biểu hiện cho dồi dào tài lộc. Thế đào này được người chơi săn tìm, vẫn là loại dáng đào "hot" những năm gần đây.

Một cành đào đẹp có gốc thẳng, tán tròn, nhánh phân bố đều các bên, nụ hoa tán đều, có cánh kép, màu đậm. Thân đào có thể xù xì nhưng chắc khỏe.

Người mua nên tìm mua loại cành có ít cành dăm và đều (nhánh nhỏ nhất của cành đào). Dăm đào nhiều nụ tươi tắn và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày đẹp. Nếu đào có dăm quá nhiều và to thì thường ít hoa, không đẹp.

Cách để hoa đào nở đúng ngày Tết

Chăm sóc cây đào, cành đào để nở hoa đúng trong 3 ngày Tết là rất quan trọng. Song, bạn có thể để hoa nở nhanh hay chậm tùy theo ý muốn.

Với diện tích rộng, gia chủ nên có thể cân nhắc chơi đào bích để tạo điểm nhấn cho không gian sống. Ảnh: Đắc Quang

Với đào cành mua về, nếu muốn thúc hoa nở thì đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70-80 độ C để hơi nóng làm hoa nở nhanh. Đồng thời, các chất dinh dưỡng dự trữ trong cành được giữ lại để nuôi hoa.

Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay, mục đích để cắt nước và hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa.

Một mẹo khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình cắm hoa, hoặc nước đá để giữ lạnh, đào sẽ nở chậm. Người chơi nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần để đào được bền.

Ngược lại, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, đảm bảo sau một đêm đào sẽ nở tung để đón đúng vào ngày mùng 1 Tết, để cầu mong cho gia đạo một năm mới nhiều may mắn.

Khi mua đào cành về, bạn cần rửa sạch lọ và chuẩn bị nước sạch để cắm, đặt nơi khuất gió và giữ ấm. Sẽ tốt hơn nếu rửa sạch gốc đào và thay nước 2-3 ngày một lần. Bạn có thể thả vài viên vitamine B1 vào nước để hoa đào tươi lâu hơn.

Đối với cây đào, nên tưới nước thường xuyên, cứ khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là phải tưới nước. Nhưng không nên tưới quá nhiều nước cho cây, cây sẽ bị úng, sinh ra khí độc thối rễ, cây sẽ nhanh bị chết.

Không nên để chậu đào gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm đào mất nước nhiều, dẫn đến rụng nụ và hoa sớm cũng không nên để đào chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho đào quang hợp, mắt chồi sẽ bật, lá ra nhanh, màu sắc hoa bị nhạt, hoa nhanh tàn hoặc nụ hoa sớm.

Chợ hoa đào Nhật Tân đón Tết. Ảnh: Đắc Quang

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 8 năm nay, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của nước ta đạt kim ngạch 10,4 tỷ USD, tăng mạnh 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, ngoài các mặt hàng chính như đồ nội thất bằng gỗ, ghế khung gỗ... các doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ cũng thu về gần 2 tỷ USD chỉ trong 7 tháng năm 2024.

Cụ thể, xuất khẩu dăm gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng mạnh 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, dăm gỗ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 3 trong ngành lâm sản, chỉ đứng sau mặt hàng đồ gỗ nội thất và ghế khung gỗ.

Gỗ viên nén có kim ngạch xuất khẩu đạt 422,5 triệu USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại cuộc họp thông tin nhanh của Bộ NN-PTNT về một số giải pháp khắc phục sản xuất nông nghiệp sau cơn bão số 3 mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, bão càn quét khiến nhiều diện tích rừng ở một số tỉnh miền Bắc bị gãy đổ, gây thiệt hại đáng kể.

Thống kê sơ bộ, Lạng Sơn có khoảng 2.000ha rừng trồng bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, Bắc Giang cũng có 5.100ha bị thiệt hại. Ngoài ra, rừng ở các tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình... cũng bị thiệt hại nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, mặt hàng dăm gỗ và viên nén gỗ đang được các thị trường ưa chuộng. Thế nên, ngành lâm nghiệp cần hướng dẫn các địa phương, chủ rừng có rừng bị ảnh hưởng do bão xem xét hiện trạng để xử lý.

Với diện tích cây rừng gãy đổ không thể khôi phục thì khai thác ngay rồi trồng thay thế. Những cây gỗ nhỏ, cành gỗ cần gom lại đem về băm làm dăm gỗ và viên nén gỗ bán, giúp bà con giảm thiểu thiệt hại, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Để khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại đối với diện tích rừng do thiên tai gây ra, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng xử lý, khai thác rừng bị gãy đổ.

Cụ thể, đối với rừng trồng thuộc sở hữu của chủ rừng do chủ rừng quyết định việc khai thác, tận dụng, tận thu. Sau khi khai thác, chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi.

Với gỗ rừng sản xuất là rừng trồng do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, rừng phòng hộ là rừng trồng thì tổ chức đánh giá mức độ thiệt hại, ước tính giá trị lâm sản tận thu.

Trong đó, diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng (tỷ lệ đổ, gãy trên 70%) thì khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau đó, chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi.

Còn với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ, số cây còn lại đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy.

Thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng bị thiệt hại do bão thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26 và Thông tư số 22 của Bộ NN-PTNT.

Cục Lâm nghiệp yêu cầu cơ quan chức năng địa phương hướng dẫn khai thác, tận dụng, tận thu ngay lượng cây rừng gãy đổ khi thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở thu mua, cơ sở chế biến trên địa bàn để thu mua hết lượng lâm sản này.